800 hiện vật được giới thiệu tại "Tinh hoa cổ vật Xứ Đông"

(Ngày Nay) - Ngày 19/10, tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Hội cổ vật Xứ Đông - Hải Dương tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Tinh hoa cổ vật Xứ Đông - Hải Dương lần thứ I” và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Chum gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần là bảo vật Quốc gia. Sự kiện thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu, sưu tập cổ vật trong và ngoài tỉnh tham dự.
800 hiện vật được giới thiệu tại "Tinh hoa cổ vật Xứ Đông"

Theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dương Nguyễn Thành Trung, trưng bày giới thiệu tới công chúng và những người yêu cổ vật, di sản văn hóa. 2 trong tổng số 11 bảo vật quốc gia của tỉnh Hải Dương hiện đang lưu giữ và trưng bày tại bảo tàng tỉnh là Trống đồng Hữu Chung được Thủ tướng Chính phủ công nhận năm 2015 và Chum gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần.

Ngày 18/1/2024, Thủ tướng Chính phủ công nhận Chum gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần hiện đang lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng tỉnh là bảo vật Quốc gia. Cổ vật này được phát hiện tại xã Hiệp An, huyện Kim Môn (nay là thị xã Kinh Môn) năm 1981.

Đây là hiện vật gốc, độc bản, có hình thức độc đáo và là một tác phẩm nghệ thuật đắc sắc, quý hiếm; là biểu tượng cho sự phát triển đỉnh cao của nghệ thuật gốm sứ thời Trần, phản ánh giá trị tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng, trình độ thẩm mỹ của thời đại tạo tác; chum gốm hoa nâu Hiệp An là vật chứng tiêu biểu góp phần tạo nên truyền thống riêng biệt của nghề gốm truyền thống Việt Nam ở thế kỷ XIII.

Ngoài hai bảo vật Quốc gia, trưng bày cũng giới thiệu tới công chúng trên 800 cổ vật của gần 60 nhà sưu tập trong và ngoài tỉnh. Trong đó, nhiều bộ sưu tập cổ vật có giá trị đặc biệt như: bộ sưu tập áo thêu triều Nguyễn và kim bài, kim bội của nhà Sưu tập Phạm Văn Nhân, Nguyễn Thị Tuyết; Bộ sưu tập sơn thếp của Nhà sưu tập Vũ Văn Hòa;

Bộ sưu tập đồ sứ ký kiểu thời Lê - Trịnh và Nguyễn của các nhà sưu tập Ngô Văn Trường, Đinh Quang Trung, Phạm văn Dân, Phạm Văn Hải Nam; Bộ sưu tập pháp lam triều Nguyễn của nhà sưu tập Trần Đình Nam, Trần Thanh Hải, Hoàng Duy Cương và nhiều cổ vật, sưu tập cổ vật tiêu biểu khác lần đầu cũng được trưng bày giới thiệu.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương Nguyễn Minh Hùng, Hải Dương là vùng đất có bề dày lịch sử, với những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, đặc sắc.

Hiện nay, Hải Dương có 3.199 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh; 4 di tích, quần thể di tích được xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt; 142 di tích xếp hạng cấp Quốc gia và 271 di tích xếp hạng cấp tỉnh; 7.671 cổ vật tại các di tích và nhà truyền thống được kiểm kê, lập hộ chiếu khoa học; hàng nghìn cổ vật đang lưu giữ tại Bảo tàng và các nhà sưu tập tư nhân.

Để phát huy các giá trị các cổ vật được lưu giữ trên địa bàn tỉnh, ông Nguyễn Minh Hùng đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập phương án bảo vệ an toàn tuyệt đối đối với hai bảo vật Quốc gia là Trống đồng Hữu Chung và Chum gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần; triển khai ngay dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống kho tàng, các kho bảo quản hiện vật nói chung và kho bảo quản đối với hai Bảo vật quốc gia theo dự án sửa chữa Bảo tàng tỉnh đã được tỉnh thông qua.

Đồng thời, nghiên cứu, triển khai việc bảo quản đặc biệt định kỳ, báo cáo định kỳ về tình trạng kỹ thuật đối với các bảo vật quốc gia tại Bảo tàng; quảng bá giá trị của hai bảo vật Quốc gia gắn với tuyên truyền bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh đến công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Lãnh đạo tỉnh Hải Dương cũng đề nghị các nhà sưu tầm cổ vật tiếp tục dành nhiều tâm huyết, có những hoạt động thiết thực cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Nhân dịp này, Sở Văn hóa thể thao và du lịch Hải Dương tặng giấy khen cho các tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác bảo tồn phát huy các giá trị di sản văn hóa. Ban Tổ chức cũng trao giấy chứng nhận cho các cá nhân có cổ vật tham gia trưng bày.

Tại chương trình, Hội Cổ vật Xứ Đông cũng ra mắt và trao tặng sách “Tinh hoa Cổ vật Xứ Đông” cho các đơn vị trong tỉnh và một số hội cổ vật các tỉnh bạn. Cuốn sách gồm hơn 400 trang ảnh giới thiệu 455 bộ sưu tập gồm hàng nghìn hiện vật, là tài liệu quý trong công tác nghiên cứu, giao lưu, quảng bá các cổ vật.

Trưng bày mở cửa tự do phục vụ nhân dân tham quan đến ngày 3/11.

Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
(Ngày Nay) - Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 do UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức những ngày qua, đã trở thành tâm điểm trên bình diện văn hóa quốc gia, với chuỗi các hoạt động ấn tượng, nhiều màu sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới về lịch sử thông qua ngôn ngữ của thơ văn, âm nhạc và công nghệ.
Bác sĩ Chuyên khoa II Võ Trương Quý, Phó Trưởng Khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi.
Khu vực phía Nam: Trẻ mắc sởi phải nhập viện tăng mạnh
(Ngày Nay) - Liên tục trong những ngày qua, các bệnh viện tuyến cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều ca trẻ nhập viện do mắc sởi. Bệnh đang lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, trong đó nhiều trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh hoặc tiêm chưa đủ mũi.
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
(Ngày Nay) - Phát tích từ vùng núi Ba Vì, trấn Sơn Tây xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay, tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thánh đứng đầu trong "Tứ bất tử" thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết cùng ước vọng chinh phục thiên nhiên ngàn đời của người Việt.
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
(Ngày Nay) - Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong nhng ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.