8,8 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2024

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hơn 8,8 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 6 tháng đầu năm, bằng 158% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng nhẹ so với 8,45 triệu lượt của năm 2019 – thời điểm trước đại dịch COVID-19.
Hàn Quốc là thị trường gửi khách đến Việt Nam lớn nhất 6 tháng qua. Ảnh: TTXVN.
Hàn Quốc là thị trường gửi khách đến Việt Nam lớn nhất 6 tháng qua. Ảnh: TTXVN.

Ngày 29/6, số liệu từ Tổng cục Thống kê công bố cho thấy tính chung 6 tháng đầu năm 2024, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 8,8 triệu lượt người, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2019 khi chưa xảy ra đại dịch. Riêng trong tháng 6/2024, lượng khách quốc tế là khoảng 1,25 triệu lượt người, tăng 28,1% so với cùng kỳ năm trước, nhưng giảm 10% so với tháng 5 năm nay.

Trong đó, lượng khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không vẫn chiếm ưu thế với hơn 7,4 triệu lượt khách, đường bộ với hơn 1,26 triệu lượt; khách đến bằng đường biển không đáng kể.

Như vậy, lượng khách đến nửa năm đã đạt 50% mục tiêu đề ra cả năm là 17-18 triệu lượt. Tuy nhiên, mùa cao điểm du lịch quốc tế của Việt Nam từ tháng 10 đến tháng 4 nên cuối năm sẽ là cơ hội cho ngành du lịch tăng tốc bứt phá.

Ngoài ra, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống toàn ngành ước tăng 15,2%; doanh thu từ lữ hành tăng 37,1% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, trong 6 tháng đầu năm, Hàn Quốc vẫn là thị trường gửi khách đến Việt Nam lớn nhất với 2,28 triệu lượt người. Trung Quốc đứng thứ hai với gần 1,9 triệu lượt. Các thị trường trong top 10 còn lại có: Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ, Australia, Ấn Độ , Australia, Malaysia, Campuchia.

Theo thông tin từ Cục Du lịch Quốc Việt Nam, Hàn Quốc luôn là thị trường mục tiêu quan trọng hàng đầu của du lịch nước nhà. Khách Hàn Quốc sang Việt Nam tăng gấp 5 lần trong giai đoạn 2014-2019, tốc độ tăng trưởng bình quân 38%/năm. Trong năm 2023, Hàn Quốc là thị trường gửi khách lớn nhất của Việt Nam với 3,6 triệu lượt khách. Ngược lại, Việt Nam cũng là thị trường nguồn khách hàng đầu của Hàn Quốc trong khu vực Đông Nam Á với khoảng 420.000 lượt khách đến.

Nhằm kích cầu du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đang lên cả chiến dịch quảng bá, xúc tiến để tiếp tục thu hút khách quốc tế. Từ ngày 24/6-2/7, Cục tổ chức chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam tại Paris (Pháp), Milan (Italy) và Frankfurt (Đức). Bởi lãnh đạo ngành xác định châu Âu là thị trường trọng điểm của ngành du lịch, khách thường lựa chọn những kỳ nghỉ dài ngày và chi tiêu cao.

Năm 2023, Việt Nam đón trên 1,4 triệu lượt khách châu Âu, tăng 187% so với năm 2022. Năm tháng đầu của năm 2024, đã có trên 975.000 lượt khách châu Âu đến Việt Nam, tăng 57,1% so với cùng kỳ năm 2023.

Cũng từ ngày 29/6 đến ngày 3/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ hội xúc tiến du lịch - văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc năm 2024. Lễ hội giới thiệu hình ảnh đất nước và con người, xúc tiến thương hiệu du lịch Việt Nam, quảng bá, điểm đến, dịch vụ, tiềm năng du lịch nước ta đến người dân Hàn Quốc thông qua các hoạt động văn hóa, du lịch.

Theo Tổng cục Thống kê, trong 2 quý đầu, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước đạt 11,25 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó dịch vụ du lịch cao nhất, đạt 6 tỷ USD, chiếm 53,1% tổng kim ngạch (tăng 40% so với cùng kỳ năm trước).

Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 16,11 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước, trong đó dịch vụ du lịch đạt 4,9 tỷ USD (chiếm 30,4%), tăng 52,9%.

Ô nhiễm tiếng ồn ở mức báo động tại thủ đô của Bangladesh
Ô nhiễm tiếng ồn ở mức báo động tại thủ đô của Bangladesh
(Ngày Nay) - Ô nhiễm tiếng ồn tại thủ đô Dhaka (Bangladesh) đang ở mức báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hằng ngày của người dân. Đây là kết luận của Trung tâm Nghiên cứu Ô nhiễm Khí quyển (CAPS) tại Đại học Stamford và được trang tin United News of Bangladesh (UNB) công bố ngày 1/7.
Phát triển công nghiệp văn hóa bền vững từ nguồn lực cộng đồng sáng tạo
Phát triển công nghiệp văn hóa bền vững từ nguồn lực cộng đồng sáng tạo
(Ngày Nay) - Việc thúc đẩy các chiến lược quốc gia về phát triển các ngành công nghiệp văn hoá từ năm 2020 đến nay đã hình thành một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các tổ chức sáng tạo trong nước. Từ đây cung cấp cơ sở thể nghiệm, thực hành và kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ văn hoá của nghệ sĩ và người làm sáng tạo.
Infographic tình hình kinh tế-xã hội tháng 6 và sáu tháng đầu năm 2024
Infographic tình hình kinh tế-xã hội tháng 6 và sáu tháng đầu năm 2024
(Ngày Nay) - Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chủ động, quyết liệt, sát sao chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.