Ai quản nhạc chế?

[Ngày Nay] - Liên khúc nhạc chế, nhạc chế remix, nhạc chế bolero... xâm chiếm nhiều bảng xếp hạng ở các trang nhạc điện tử. Đi đến đâu công chúng cũng dễ dàng nghe được một khúc nhạc chế, chưa kể trên Youtube, trào lưu chế phim ca nhạc (parody) cũng đang hút hàng chục triệu lượt view khiến nhiều người chột dạ, bản chế lên ngôi, tác phẩm gốc về đâu?
Ai quản nhạc chế?

Bản chế hấp dẫn hơn bản chính

Thời gian gần đây, Huỳnh Lập vụt sáng thành “ngôi sao” trong lòng nhiều người yêu ca nhạc bởi những MV nhại bản gốc (trào lưu parody) hấp dẫn và nhiều sáng tạo. Thậm chí, nhiều người yêu điện ảnh thừa nhận, họ tìm xem bộ phim “Tấm Cám – Chuyện chưa kể” là bởi xem MV “Tấm Cám – Chuyện Huỳnh Lập kể” thấy thú vị quá, đành tò mò tìm xem bản gốc.

Ngoài “Tấm Cám – Chuyện Huỳnh Lập kể”, Huỳnh Lập còn một số clip khiến người xem thích thú hơn cả bản gốc như: Em gái mưa (chế clip của Hương Tràm), Duyên mình lỡ (cũng lại chế clip của Hương Tràm)…

Bên cạnh đó, ngoài cái tên Huỳnh Lập, người ta có thể dễ dàng nhắc đến nhiều cái tên khác gắn liền với clip chế như “Bùa yêu” - Quang Trung, Ghen - BB Trần, “Bao giờ lấy chồng” – BB Trần, Quan trọng là bản lĩnh - Đỗ Duy Nam, Gọi mưa – Cà dễ dãi… Họ hoàn toàn không phải ca sĩ, cũng chẳng phải diễn viên chuyên nghiệp, nhưng mỗi MV ra đời là một dày công đáng ngưỡng mộ về viết kịch bản cũng như khả năng nhập vai một cách… chuyên nghiệp. Người xem thậm chí cảm thấy họ gần gũi hơn, clip nhạc vì thế cũng… đi vào lòng hơn.

Điều hấp dẫn của parody là sự sáng tạo không biên giới, bản chất của parody là “chế” nên mỗi người có một kiểu chế khác nhau, không theo bất cứ khuôn mẫu nào. Người thích theo cổ trang, người thích theo phong cách hiện đại… MV “Quan trọng là bản lĩnh” – Đỗ Duy Nam lại theo phong cách bình dị của sinh viên, hơi “ngô nghê” nhưng ra đời đúng dịp sinh viên đua nhau chụp ảnh kỉ yếu, chia tay trường lớp… nên những câu chữ đơn giản và trang phục tốt nghiệp khiến đông đảo người trẻ thích thú.  

Một độc giả bình luận, parody chỉ đơn giản chỉ là một kiểu giải trí lành mạnh, lại mang đến niềm vui cho mọi người, tại sao lại không thử xem. Chính Huỳnh Lập - chủ nhân của nhiều sản phẩm parody gây bão cũng khẳng định, parody tuy nhái, tuy chế nhưng vẫn đòi hỏi sự tư duy, óc sáng tạo, rất khác với những sản phẩm sáng tạo độc lập.

Chế quá thành nhảm

Dù không được cơ quan chức năng nào thừa nhận nhưng nhạc chế vẫn ngày càng được sáng tác, ngày càng “phát triển” một cách mạnh mẽ. Khác với những MV parody, nhạc chế là mảnh đất màu mỡ cho sự sáng tạo hơn vì chỉ cần viết lại lời, đẩy lên mạng, thế là có người nghe (?!).

Phùng Mai Anh - sinh viên Học viện Báo chí năm thứ hai cho rằng, ban đầu Mai Anh nghe nhạc chế chỉ thấy loại nhạc này nghe “vui tai”, “là lạ”, nhưng kỳ lạ càng nghe nhiều, càng thấy thích.

Ai quản nhạc chế? ảnh 1

Thế nhưng, không phải tất cả các MV parody, nhạc chế… đều được mọi người ủng hộ.

Nhiều người nghe là nam giới đã phản ứng tức thì khi nghe bài hát chế “Bức thư tình đầu tiên” với ca từ gây “bực mình” khi phanh phui sự đào hoa của các đấng mày râu: “Khi anh liếc mắt nhìn LAN qua tấm gương, anh đã gặp TRANG, sau đó là LINH. Đêm nay dường như những ánh mắt… muốn đi kiếm tìm TRINH, anh muốn nói với GIANG những điều như đã nói với LOAN...”. Một độc giả đã lên tiêng hậm hực bình luận phía dưới bài hát: Đàn ông thời nay có đến mức xấu xí như thế không? Nhảm nhí quá!

Các topic nhạc chế trên nhiều diễn đàn nhạc một ngày xuất hiện cả ngàn bài hát chế với những ca từ khi thì sâu sắc đánh động lòng người, khi cợt nhả như trêu tức người nghe… Người yêu nhạc hiện nay có thể dễ dàng tải xuống máy tính, điện thoại các bản nhạc chế với muôn vàn thể loại vui buồn khác nhau như: “Trái tim siêu nhân Gao”, “Nói xấu vợ”, “Kế hoạch hóa”, thậm chí các điệu lý cũng bị bẻ cong câu chữ, không còn sức hút mượt mà và sâu nặng tình nghĩa, chỉ thấy “Lý nói láo”, “Lý gái hư”, “Lý bán quán”…

Thời buổi công nghệ, nhạc chế lại càng được phổ biến một cách “4.0” hơn, nhanh chóng hơn, đẩy lên Youtube là có cả triệu lượt xem và bình luận. Nhạc chế như một “sân khấu” để người trẻ Việt thỏa sức thể hiện óc sáng tạo của mình. Nhưng rõ ràng, sáng tạo khác với lập dị, khi đi quá đà, hệ quả mà nhạc chế đem lại không chỉ đơn giản là người xem bực bội, giận dữ mà nó, ảnh hưởng không nhỏ tới bộ phận giới trẻ hiện nay, ca từ lệch lạc, suy nghĩ hời hợt…  Nhạc chế cũng khiến nhiều bậc phụ huynh có tuổi phải suy ngẫm và trăn trở.

Điều hấp dẫn của parody là sự sáng tạo không biên giới, bản chất của parody là “chế” nên mỗi người có một kiểu chế khác nhau, không theo bất cứ khuôn mẫu nào. Người thích theo cổ trang, người thích theo phong cách hiện đại… MV “Quan trọng là bản lĩnh” – Đỗ Duy Nam lại theo phong cách bình dị của sinh viên, hơi “ngô nghê” nhưng ra đời đúng dịp sinh viên đua nhau chụp ảnh kỉ yếu, chia tay trường lớp… nên những câu chữ đơn giản và trang phục tốt nghiệp khiến đông đảo người trẻ thích thú. 

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.