Ấn Độ hồi sinh loài báo cheetah bản địa

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Lần cuối một con báo cheetah lang thang trong các khu rừng ở bang Chhattisgarh của Ấn Độ là vào năm 1947. Gần đây, các nhà khoa học đã kêu gọi chính phủ nỗ lực đưa loài báo này trở lại Ấn Độ.
Ấn Độ hồi sinh loài báo cheetah bản địa

Với việc Tòa án tối cao của Ấn Độ cho phép đưa loài mèo lớn trở lại, các nhà khoa học nước này hiện đang hoàn thiện một số khu bảo tồn để nhập khẩu báo từ châu Phi về sinh sống.

Tiến sĩ Yadvendradev Jhala từ Viện Động vật hoang dã của Ấn Độ cùng nhóm của ông đã lùng sục các khu rừng ở bang Madhya Pradesh và Rajasthan của Ấn Độ trong suốt năm qua.

Nhóm nghiên cứu muốn đảm bảo những khu vực sống phù hợp nhất để giúp các cá thể báo nhanh chóng thích nghi với môi trường sống mới.

“Việc đưa loài báo cheetah tái xuất ở Ấn Độ sẽ diễn ra trong năm nay. Chúng tôi đang mong đợi gần 35-40 con báo từ châu Phi trong khoảng thời gian 5 năm", tiến sĩ Jhala cho biết. "Dự án từng bị hoãn do lệnh của tòa án, tuy nhiên đến nay mọi thứ đã được hồi sinh".

Báo cheetah châu Phi được coi là loài động vật dễ bị tổn thương và nằm trong danh sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).

Vào tháng 1 năm 2020, Tòa án Tối cao Ấn Độ đã bãi bỏ đề xuất đưa loài báo Phi từ Namibia vào môi trường sống của Ấn Độ trên cơ sở thử nghiệm. Tòa án trước đó cũng đã đình chỉ một đề xuất hồi tháng 5 năm 2012 về việc đưa báo cheetah từ nước ngoài vào khu bảo tồn động vật hoang dã Kuno Palpur ở bang Madhya Pradesh vì lo ngại rằng dự án hồi sinh loài báo sẽ cản trở nỗ lực bảo vệ loài sư tử bản địa.

Theo tiến sĩ Jhala, việc săn tìm một môi trường sống thuận lợi đã thu hẹp lại ở các bang Madhya Pradesh và Rajasthan, mặc dù trước đó chúng tôi cũng đã khảo sát Chhattisgarh và Gujarat.

Công viên quốc gia Kuno, nơi sinh sống của các loài hổ, sư tử và báo, đang được chuẩn bị sẵn sàng cho báo cheetah bằng cách thay đổi cảnh quan của khu rừng.

Diện tích đất trồng cỏ của các khu rừng đang được tăng lên để giúp báo cheetah định cư.

Theo Sputnik
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường và ở tổ các Dự án Luật: Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.