Sư tử Ấn Độ vượt qua nguy cơ tuyệt chủng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ba năm trước, một loại virus nguy hiểm đã tấn công quần thể sư tử châu Á nổi tiếng của Ấn Độ, phải nhờ tới nỗ lực bảo tồn của các nhà khoa học đã giúp loài này thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
Sư tử Ấn Độ vượt qua nguy cơ tuyệt chủng

Sư tử châu Á có kích cỡ nhỏ hơn một chút so với những người anh em họ châu Phi của chúng và có nếp gấp da dọc theo bụng, từng được nhìn thấy rộng rãi trên khắp Tây Nam Á.

Việc săn bắn và sự xâm phạm của con người đã khiến số lượng sư tử châu Á giảm xuống chỉ còn 20 con vào năm 1913, và những con sư tử cuối cùng hiện chỉ được tìm thấy trong một khu bảo tồn động vật hoang dã ở bang Gujarat, miền tây của Ấn Độ.

Theo một cuộc điều tra dân số chính thức vào năm 2020, sau nhiều năm nỗ lực phối hợp của chính phủ Ấn Độ, số lượng sư tử trong Vườn quốc gia Gir đã tăng lên gần 700 con.

Nhưng chỉ 3 năm trước, các nhà bảo tồn hoảng hốt khi phát hiện một số cá thể sư tử đột ngột tử vong trong khu rừng rộng 1.400 km2.

Sau khi khám nghiệm thi thể, họ phát hiện nguyên nhân tử vong là do virus CDV (canine distemper virus) gây ra. Đã có ít nhất 11 con sư tử mắc bệnh và nhanh chóng qua đời.

"Chúng tôi đã tìm kiếm tất cả sư tử trong khu bảo tồn và cách ly chúng", ông Dushyant Vasavada, trưởng phòng bảo tồn của Vườn quốc gia Gir, cho biết.

Các nhà chức trách đã nhập khẩu một loại vaccine đặc biệt từ nước ngoài và mỗi con sư tử được tiêm 3 liều, sau đó là một mũi tiêm nhắc lại.

Gia súc và chó sống gần khu bảo tồn cũng được tiêm chủng nhằm tránh tiếp tục lây bệnh cho sư tử.

“Chúng tôi đã tiêm phòng cho những con sư tử trong điều kiện nuôi nhốt và kiểm soát thành công dịch bệnh và không có đợt bùng phát mới nào được ghi nhận”, ông Vasavada nói.

Sư tử là loài có tính đa dạng di truyền thấp do quy mô dân số nhỏ nên dễ bị dịch bệnh tấn công.

Một đợt bùng phát virus CDV ở Công viên Quốc gia Serengeti của Tanzania năm 1993 đã giết chết 1.000 con sư tử tại đây.

Nhà sinh vật học động vật hoang dã Ravi Chellam nói rằng đợt bùng phát tại Ấn Độ nhấn mạnh sự cần thiết phải tạo thêm không gian sống cho quần thể sư tử châu Á.

"Đa dạng hóa khu vực sống là một chiến lược giảm thiểu rủi ro cho sư tử. Nếu có điều gì đó xảy ra với quần thể ở Gir, sẽ luôn có sẵn một quần thể sư tử hoang dã khác", ông Chellam nói và cho biết khu bảo tồn giờ đây cũng quá nhỏ so với số lượng sư tử đang phát triển đều đặn.

Nỗ lực di chuyển một số con sư tử sang các bang khác đã vấp phải những tranh cãi pháp lý với chính quyền bang muốn giữ lại những con vật này ở Gujarat.

Thay vào đó, các nhà chức trách đã đề xuất tìm nhà mới cho một số con sư tử ở các vùng khác của bang.

Sư tử là niềm tự hào của Ấn Độ, đặc biệt là ở vùng Saurashtra của Gujarat, nơi con người và thú rừng cùng tồn tại.

Một bộ lạc chăn nuôi gia súc sống cùng các loài động vật trong khu bảo tồn,ngoài ra sư tử cũng là một loài thu hút khách du lịch tới Vườn quốc gia Gir, cùng với các loài mèo lớn khác.

Theo AFP
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).