Ẩn hoạ khôn lường từ độc tố chết người trong thuốc lá điện tử

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hình thức nhỏ gọn, thời thượng, mùi hương đa dạng, thuốc lá điện tử đã và đang trở thành một thú chơi trong giới trẻ... Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng sau làn khói trắng là ẩn họa khôn lường từ loại độc tố nguy hiểm chết người.
Những lọ tinh dầu thuốc lá điện tử nhập lậu bị cơ quan chức năng thu giữ.
Những lọ tinh dầu thuốc lá điện tử nhập lậu bị cơ quan chức năng thu giữ.

Trước khi dịch bùng phát, các quán càphê dọc phố Tạ Hiện, Đào Duy Từ, Lương Ngọc Quyến (Hà Nội) đông nghịt các bạn trẻ mỗi buổi tối cuối tuần. Bầu không khí ngày hè vốn đã oi ả càng trở nên nặng nề bởi những làn khói thuốc quyện vào nhau.

Trào lưu của giới trẻ

Dạo một vòng quanh một số trường phổ thông trung học, đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội, dễ thấy nhiều bạn trẻ la cà quán xá với những cây thuốc lá điện tử trên tay.

Em Trần Quang N, học sinh lớp 12 cho biết: “Em hút thuốc từ năm lớp 10, cứ lúc nào vui hoặc gặp chuyện buồn em lại hút, tần suất cứ tăng dần lên. Đến bây giờ thì em sử dụng liên tục, lâu lâu không hút lại thấy nhạt miệng không chịu được.”

Nhiều bạn trẻ đã mạnh tay sắm cho mình trọn bộ thuốc lá điện tử với đủ hương liệu để sử dụng, một số nữ sinh cũng chẳng ngại mua về những cây thuốc lá điện tử có hình dáng như một thỏi son để che mắt phụ huynh.

Khi được hỏi về lý do hút thuốc lá điện tử, đa phần các bạn trẻ đều nói rằng do tò mò, thấy bạn bè hút thì cũng hút theo. Tâm lý muốn bằng bạn bằng bè cho sành điệu là điều khó tránh khỏi ở lứa tuổi học sinh cấp 2, cấp 3. Cùng lúc đó, các cửa hàng bán thuốc lá điện tử liên tục tung ra những quảng cáo minh chứng sự an toàn, mùi thơm thời thượng hay hình ảnh người dùng nhả những làn khói trông có vẻ “ngầu,” “chất” đã khiến rất nhiều bạn trẻ bỏ tiền mua ngay.

Ngắm nghía cây thuốc lá nhỏ gọn, bắt mắt trên tay, N.H.T (17 tuổi) cho hay em bắt đầu hút thuốc sau khi được bạn bè rủ rê.

“Cây thuốc này em mua qua sự giới thiệu của bạn bè. Ban đầu em không định dùng nhưng bạn bảo cứ thử đi, rồi em dùng và thấy cũng thích bởi có thể thay đổi nhiều hương vị, khi hút thấy mùi thơm dễ chịu,” T kể.

Theo thống kê của WHO, hiện có khoảng 1,1 triệu người Việt Nam hút thuốc lá điện tử. Đáng buồn là nhiều người nghĩ rằng thuốc lá điện tử không gây hại cho sức khỏe. Thậm chí nhiều người còn nghĩ dùng thuốc lá điện tử là để cai nghiện thuốc lá truyền thống.

N.T.L (24 tuổi, sống tại Hà Nội) chia sẻ: “Mình nghiện thuốc lá nặng nên mọi người khuyên chuyển qua dùng thuốc lá điện tử để cai dần, ‘món’ này nhẹ hơn, mùi lại thơm nên mình cũng khá thích.”

Những mùi hương lạ lẫm trong thuốc lá điện tử có một sức hút ma mị với giới trẻ. Khác với thuốc lá truyền thống có khói rất khét khiến mọi người xung quanh khó chịu hoặc ho khi hít phải, các loại tinh dầu trong thuốc lá điện tử thường có mùi bạc hà, hoa quả, kẹo ngọt,…

Dù truyền thông liên tục đưa tin về các tác hại của thuốc lá điện tử, thực tế là nhiều vụ ngộ độc thần kinh do sử dụng thuốc lá điện tử đã xảy ra nhưng nhiều bạn trẻ vẫn tiếp tục sử dụng vì “hút quen rồi, không bỏ được.”

Ẩn hoạ khôn lường từ độc tố chết người trong thuốc lá điện tử ảnh 1

Lực lượng chức năng thu giữ gần 14.000 chai tinh dầu thuốc lá điện tử nhập lậu tại Hà Nội.

Vỏ bọc chết người

Trao đổi với báo chí, Bác sỹ Hoàng Văn Huấn - Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Hà Nội cho biết: hiện nay Việt Nam có khoảng 15,6 triệu người hút thuốc lá, trong đó khoảng 40.000 ca tử vong liên quan đến các bệnh lý về hô hấp do có tiền sử lạm dụng thuốc lá và thuốc lá điện tử.

Theo Bác sỹ Huấn cho hay bệnh viện tiếp nhận ngày càng nhiều các bạn trẻ có biểu hiện đau tức ngực, viêm phế quản cấp tính, lao phổi, viêm phổi do sử dụng thuốc lá điện tử.

Một điều đáng lo ngại là có nhiều bạn trẻ cho rằng thuốc lá điện tử ít tác hại hơn và thậm chí còn cai được thuốc lá thông thường. Bác sỹ Huấn khẳng định rằng điều này không đúng.

“Nói rằng thuốc lá điện tử ít tác hại hơn thuốc lá, thuốc lào hay shisha, bóng cười là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Trong thuốc lá điện tử chứa nicotine đã được tinh chế. Đây là chất gây nghiện, ảnh hưởng đến não và tim mạch. Trong giai đoạn đầu khi hút, chất nicotine sẽ khiến người hút sảng khoái, hưng phấn, hiệu quả làm việc tăng lên, giảm stress. Qua thời gian, người hút sẽ tiếp tục sử dụng với liều tăng dần lên, vì vậy sẽ không thể cai được thuốc và thậm chí còn hút nhiều hơn,” bác sỹ Huấn cho biết.

Nguyên nhân chính khiến nhiều bạn trẻ không từ bỏ thói quen hút thuốc đầu tiên là do thói quen, đi uống càphê thì trên tay lúc nào cũng phải có điếu thuốc, hay nhìn thấy các vật dụng liên quan đến thuốc lá như tinh dầu, pin, bật lửa,... là nhiều người lại nghĩ đến chuyện sử dụng thuốc lá điện tử để giải tỏa. Còn đối với lứa tuổi học sinh cấp 2, cấp 3 nhiều bạn chưa nhận thức được hết tác hại của thuốc lá điện tử nên có suy nghĩ muốn thể hiện sự sành điệu trước bạn bè.

Bác sỹ Huấn cảnh bảo nếu thuốc lá thông thường có rất nhiều chất gây tác hại đến cơ thể, thì ở thuốc lá điện tử còn có thêm các chất tạo màu, tạo mùi, hóa chất này khi đốt nóng lên sẽ tạo ra các chất độc hại làm tổn thương tế bào đường hô hấp, tác động lên tim mạch, thần kinh… Không những vậy, thuốc lá điện tử sử dụng pin, điện không bảo đảm còn gây ra cháy nổ, sát thương ở vùng miệng, hàm mặt, tay.

Khói thuốc từ thuốc lá điện tử không những ảnh hưởng đến sức khỏe người hút mà còn tác động đến mọi người xung quanh khiến môi trường bị ô nhiễm bởi các chất có trong khói thuốc lá như nicotine, hóa chất tạo mùi... Các chất này ảnh hưởng tới cơ quan hô hấp, hệ thần kinh, gây các bệnh về phổi, tim mạch, cao huyết áp và khả năng sinh sản của phụ nữ.

Do đó, bác sỹ Hoàng Văn Huấn khuyến cáo các bạn trẻ cần tìm hiểu rõ tác hại của thuốc lá điện tử, nguyên nhân mình nghiện chúng để có thể tìm cách giảm tần suất hút và từ bỏ thói quen xấu này, bảo bảo vệ sức khỏe của mình và những người xung quanh.

Bên cạnh đó, giới trẻ cần tránh xa môi trường có khói thuốc, khuyên nhủ bạn bè người thân ngưng sử dụng. Cùng lúc, gia đình cần động viên chia sẻ để người hút có thể từ bỏ thuốc lá điện tử nhanh chóng hơn./.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?