Có một sự thật rằng, dân số trên Trái đất ngày một tăng lên và chúng ta cũng ngày một béo hơn. Không phải do gene, không hẳn vì lối sinh hoạt của con người mà đôi khi nguyên nhân gây bệnh béo phì bắt nguồn từ những thứ “không- liên-quan” nhất.
Cùng điểm lại một vài nguyên nhân đơn giản không ngờ khiến bạn “béo bụng” mỗi ngày.
1. Ánh sáng trong phòng ngủ
Ít ai ngờ rằng, ánh đèn đường, đồng hồ điện tử hay ánh điện phát ra từ chiếc đèn ngủ bé tẹo cũng đủ khiến bạn béo lên. Trên thực tế, những thứ ánh sáng yếu ớt “vô hại” này cũng khiến bạn bị căng thẳng, làm rối loạn hàm lượng hormone Melatonin.
Những nhà nghiên cứu ở ĐH bang Ohio phát hiện ra điều này khi tiến hành thí nghiệm thay đổi vòng tuần hoàn ngủ ở chuột. Một nhóm ngủ trong bóng tối, nhóm khác ngủ trong điều kiện ánh sáng như trong bar.
Sau 8 tuần, những chú chuột phải tiếp xúc với ánh sáng có chỉ số khối lượng cơ thể tăng tới 50%. Bên cạnh đó, chúng còn có dấu hiệu mất căn bằng lượng Glucozo trong máu - một biểu hiện của bệnh tiểu đường.
Có nhiều nguyên nhân lý giải hiện tượng tượng này. Một giả thuyết chỉ ra rằng, đó là do sự rối loạn của hàm lượng hormone Melatonin (hormone kiểm soát sự trao đổi chất) hoặc có thể do ánh sáng về đêm làm thay đổi đồng hồ sinh học của động vật.
Nhưng bất kể nguyên nhân gì, có thể kết luận ánh sáng đã làm thay đổi nhịp sinh hoạt hàng ngày của chuột. Chúng hoạt động động nhiều hơn về đêm và bắt đầu ăn nhiều vào thời điểm trước kia chúng dành cho việc ngủ. Cùng với đó, những chú chuột cũng sẽ ăn đêm nhiều, đây chính là một trong những nguyên nhân khiến cho bạn dễ trở nên béo phì.
2. Sản phẩm chăm sóc cá nhân
Có một sự thật là nền công nghiệp thời trang đã "vô tình" tạo ra những chuẩn mực sai lệch về cái đẹp - người mẫu gầy như chú bọ gậy nhưng Photoshop sẽ giúp họ trở thành hình tượng hoàn hảo.
Nền công nghiệp mỹ phẩm cũng từ đó mà không ngừng đưa ra hàng vạn sản phẩm giúp làm đẹp cho cơ thể bạn: nước hoa, chất khử mùi, đồ trang điểm... Nhưng ít ai biết rằng, những sản phẩm này đều chứa một lượng nhỏ chất dẫn xuất Phthalate.
Mặc dù Phthalate có tác dụng bảo vệ chúng ta khỏi mùa đông lạnh giá khi thời tiết thay đổi nhưng cũng sẽ khiến cơ thể sản sinh ra lượng insulin không cần thiết. Việc cơ thể liên tục sản sinh ra đầy insulin sẽ dẫn đến việc kháng insulin, lâu dài, 97% cá thể sẽ mắc phải chứng bệnh "thừa mỡ, eo to".
3. Virus gây béo
Nghe có vẻ thật phi lý nhưng việc lây nhiễm bệnh béo phì là điều hoàn toàn có thật. Theo các nhà nghiên cứu, ban đầu virus Adeno 36 (AD 36) chỉ có triệu chứng cảm lạnh thông thường. Thế nhưng điều làm virus này khác biệt chính là khả năng biến những tế bào chưa chuyển hóa thành tế bào chất béo với tốc độ cao.
Nhiều nghiên cứu thuộc ĐH Louisiana (Mỹ) chỉ ra rằng, có sự liên hệ lớn giữa AD 36 và béo phì ở người. Không những vậy, những người béo phì nhiễm loại virus AD 36 cao hơn người gầy gấp 3 lần.
Những cặp song sinh giống hệt nhau có thể có sự chênh lệch lớn về cân nặng nếu một trong hai người bị nhiễm virus gây béo này. Các chuyên gia hi vọng, nếu xác định được cơ chế hoạt động của virus, họ sẽ tìm ra vaccine phòng bệnh trong 10 năm tới. Tuy nhiên, loại vaccine này không thể giúp được những người đã và đang mắc bệnh.
4. Bầu không khí
Nghiên cứu năm 2012 của các nhà khoa học Canada đã chỉ ra rằng, nồng độ CO2 tăng tính axit của máu và ảnh hưởng tới các tế bào não - những tế bào có chức năng kiểm soát sự trao đổi chất, giấc ngủ và sự thèm ăn.
Khi các nhà khoa học khảo sát loài chuột ở thành thị và nông thôn Mỹ cũng thu được kết quả tương tự. Điều này cho thấy, thể trọng của động vật chịu sự tác động của các yếu tố môi trường.
Để kiểm chứng giả thuyết này, hai nhà khoa học từ ĐH Copenhagen (Đan Mạch) đã tiến hành một nghiên cứu nhỏ, trong đó 6 sinh viên nam ở trong căn phòng điều tiết khí hậu đặc biệt, tiếp xúc với lượng lớn khí CO2.
Bảy tiếng sau, những người này được cho phép ăn bao nhiêu tùy thích. Kết quả cho thấy những người tiếp xúc với nhiều khí CO2 ăn nhiều hơn những người còn lại 6%.
Theo MASK
>>> Xem thêm:
Nếu cố tình làm 12 điều này, 15 năm sau bạn sẽ hối tiếc