Áp dụng sinh trắc học để bảo vệ trẻ em trước các rủi ro trên không gian mạng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội tại Việt Nam, các mối nguy trực tuyến với trẻ em đang càng trở nên đáng lo ngại. Để xây dựng môi trường số an toàn hơn, cần có luật pháp chặt chẽ, các chương trình giáo dục và hợp tác với các nền tảng công nghệ.
Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội tại Việt Nam, các mối nguy trực tuyến với trẻ em đang càng trở nên đáng lo ngại. Ảnh minh họa
Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội tại Việt Nam, các mối nguy trực tuyến với trẻ em đang càng trở nên đáng lo ngại. Ảnh minh họa

Theo Tiến sĩ James Kang, giảng viên cấp cao về Khoa học máy tính tại trường Đại học RMIT Việt Nam, với 73,3% dân số sử dụng mạng xã hội vào đầu năm 2024, trẻ em Việt Nam đối mặt với rủi ro đáng kể trên mạng, bao gồm bắt nạt trực tuyến và các vấn đề về sức khỏe tinh thần. Thanh thiếu niên đặc biệt dễ bị tổn thương, do đó việc áp dụng các biện pháp an toàn toàn diện là vô cùng cần thiết.

Nghiên cứu cho thấy, 14% thanh thiếu niên Việt Nam từng trải qua bắt nạt trực tuyến. Chưa kể, tình trạng trẻ em căng thẳng, lo âu và trầm cảm do tương tác trực tuyến ngày càng gia tăng. Vì thế, Tiến sĩ James Kang cho rằng, việc triển khai các chương trình giáo dục và hệ thống hỗ trợ tâm lý càng trở nên cấp thiết, để giải quyết các mối nguy này cần một chiến lược đa chiều. Trong đó, các giải pháp công nghệ như bộ lọc nội dung phù hợp độ tuổi, thiết lập quyền riêng tư nâng cao và xây dựng môi trường số an toàn đóng vai trò quan trọng.

Việt Nam đã có một số động thái cho vấn đề này với việc ban hành Nghị định 147/2024/NĐ-CP, yêu cầu phụ huynh phải đăng ký tài khoản và giám sát hoạt động trực tuyến của trẻ dưới 16 tuổi, thể hiện cam kết mạnh mẽ của nhà nước trong việc bảo vệ và đảm bảo an toàn cho trẻ em trên không gian mạng.

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ James Kang, việc thực thi lệnh cấm mạng xã hội đối với thanh thiếu niên là một nhiệm vụ đầy thách thức. Bởi với công nghệ phát triển mạnh mẽ hiện nay, trẻ vị thành niên có thể lách luật bằng cách sử dụng thông tin sai, VPN hoặc tạo tài khoản giả; chưa kể các hoạt động thể hiện sự phản kháng và nổi loạn, khiến quan hệ gia đình căng thẳng. Các biện pháp này còn dấy lên lo ngại về quyền riêng tư, có nguy cơ xung đột với các quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Trong khi đó, các công ty công nghệ lập luận rằng, có thể dùng hệ thống xác minh độ tuổi hiện tại. Tuy nhiên, để gia tăng độ chính xác lại phụ thuộc vào những giấy tờ như hộ chiếu hoặc giấy khai sinh. Điều này không chỉ tốn kém mà còn kém hiệu quả và dễ bị gian lận. Thực tế, một số vụ kiện tại Hoa Kỳ đã cáo buộc, các biện pháp này vi phạm quyền hiến pháp, khiến quá trình triển khai trở nên phức tạp hơn.

Gánh nặng tài chính của việc duy trì các hệ thống này cũng là một vấn đề gây tranh cãi khác. Các công ty công nghệ cảnh báo về tổn thất doanh thu do người dùng tìm cách lách luật, đồng thời cho rằng trách nhiệm thực thi không nên chỉ thuộc về họ. Những thách thức này nhấn mạnh sự cần thiết của cách tiếp cận hợp tác và cân bằng, giải quyết vấn đề quyền riêng tư, hạn chế công nghệ và tính khả thi của việc thực thi.

Làm thế nào để triển khai hệ thống xác minh độ tuổi cân bằng với việc bảo vệ trẻ em hiện đang là một bài toán, hiện được nhiều công ty công nghệ tìm kiếm giải pháp phù hợp. Trong đó, công nghệ xác minh độ tuổi, chẳng hạn như nhận diện khuôn mặt dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI), mang đến một giải pháp hiệu quả để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng mà vẫn tôn trọng các mối lo về quyền riêng tư và an ninh.

Một dự án thí điểm tại Anh vào năm 2024 đã chứng minh rằng, công nghệ nhận diện khuôn mặt có thể giảm đáng kể quyền truy cập của trẻ vị thành niên vào các nội dung độc hại. Việt Nam có thể áp dụng các phương pháp tương tự trong khi vẫn đảm bảo duy trì các tiêu chuẩn về quyền riêng tư. Theo đó, công ty công nghệ có thể tích hợp AI với sinh trắc học, xác minh ngoại tuyến và kiểm tra tài liệu.

Bình luận
Cú sốc thuế quan với quốc gia "chưa ai từng nghe đến"
Cú sốc thuế quan với quốc gia "chưa ai từng nghe đến"
(Ngày Nay) - Nhờ Tổng thống Trump, giờ đây chúng ta biết rằng Maseru là thủ đô của Lesotho, rằng đói nghèo đang hoành hành một nửa dân số của quốc gia này, và rằng tỷ lệ mắc HIV/AIDS tại đây thuộc loại cao nhất thế giới.
AI cách mạng hóa ngành dự báo thời tiết
AI cách mạng hóa ngành dự báo thời tiết
(Ngày Nay) - Ngành dự báo thời tiết đã có những bước tiến lớn về độ chính xác nhưng vẫn gặp khó khăn với các dự đoán siêu cục bộ. Tuy nhiên, sự gia tăng của các mô hình thời tiết AI trong những năm gần đây đã giúp các công ty thương mại nhỏ phát triển khả năng đưa ra các dự đoán chuyên biệt, như lượng mưa tại một khu phố cụ thể hay tốc độ gió tác động lên turbine.
Việt Nam - Điểm đến không thể bỏ lỡ trong thiên niên kỷ mới
Việt Nam - Điểm đến không thể bỏ lỡ trong thiên niên kỷ mới
(Ngày Nay) - Triển lãm du lịch và kỳ nghỉ lần thứ 28 của Canada được tổ chức vào cuối tuần qua với sự tham gia tích cực của Đại sứ quán Việt Nam, đại diện các đoàn ngoại giao quốc tế, các công ty lữ hành, hãng hàng không và các nhà điều hành dịch vụ du lịch từ khắp nơi trên thế giới.
Ấn Độ ra mắt Khung năng lực AI nhằm chuyển đổi dịch vụ công
Ấn Độ ra mắt Khung năng lực AI nhằm chuyển đổi dịch vụ công
Với hơn 3,1 triệu công chức, Ấn Độ đã thực hiện một bước tiến táo bạo hướng tới quản trị dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) thông qua việc công bố một khung năng lực toàn diện nhằm nâng cao năng lực AI trong toàn bộ khu vực công. Dựa trên Khung năng lực về AI và chuyển đổi số dành cho công chức do UNESCO ban hành, Ấn Độ đang khẳng định vị thế tiên phong trong việc tích hợp AI vào phát triển năng lực hành chính công trên quy mô lớn, với trọng tâm đặt vào nguyên tắc đạo đức và quyền con người.
Bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch khóa họp thứ 42 của Đại hội đồng UNESCO (bên phải).
Tái khẳng định sứ mệnh bền vững của UNESCO: Khơi dậy tinh thần hòa bình thông qua hợp tác trí tuệ
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh thế giới đầy biến động, khi xung đột leo thang và niềm tin vào hợp tác quốc tế bị lung lay, sứ mệnh bền vững của UNESCO - thúc đẩy hòa bình thông qua tình đoàn kết trí tuệ và đạo đức - chưa bao giờ trở nên cấp thiết như hiện nay. Đó là những lời mở đầu trong bài phát biểu của bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch khóa họp thứ 42 của Đại hội đồng UNESCO, tại phiên Toàn thể của Khóa họp thứ 221 Hội đồng Chấp hành UNESCO.