Australia tăng gấp đôi phí cấp thị thực cho du học sinh

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Đầu tuần này, chính phủ Australia đã tăng hơn gấp đôi phí thị thực đối với sinh viên quốc tế. 
Australia tăng gấp đôi phí cấp thị thực cho du học sinh

Động thái mới nhất của chính phủ Australia nhằm hạn chế số lượng sinh viên nước ngoài nhằm giảm áp lực lên thị trường nhà ở của nước này.

Từ ngày 1/7, phí cấp thị thực sinh viên quốc tế đã tăng lên 1.600 AUD (1.068 USD) từ 710 AUD. Trong khi những người có thị thực du lịch và sinh viên có thị thực tốt nghiệp tạm thời bị cấm nộp đơn xin thị thực sinh viên trong nước.

Bộ trưởng Nội vụ Clare O'Neil cho biết trong một tuyên bố: “Những thay đổi có hiệu lực ngày hôm nay sẽ giúp khôi phục tính toàn vẹn cho hệ thống giáo dục quốc tế của chúng ta và tạo ra một hệ thống di cư công bằng hơn, quy mô nhỏ hơn và có khả năng cung cấp tốt hơn cho Australia”.

Dữ liệu chính thức được công bố vào tháng 3 cho thấy lượng nhập cư ròng đã tăng 60% lên mức kỷ lục 548.800 người trong năm tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2023.

Việc tăng phí khiến việc xin thị thực du học ở Australia đắt hơn nhiều so với các quốc gia cạnh tranh như Mỹ (185 USD) và Canada (150 CA).

Chính phủ Mỹ cho biết họ cũng đang thu hẹp các lỗ hổng trong quy định thị thực cho phép sinh viên nước ngoài liên tục gia hạn thời gian lưu trú tại Australia, sau khi số lượng sinh viên có thị thực sinh viên thứ hai hoặc tiếp theo tăng vọt hơn 30% lên hơn 150.000 vào năm 2022–2023.

Động thái mới nhất diễn ra sau một loạt hành động kể từ cuối năm ngoái nhằm thắt chặt các quy định về thị thực sinh viên khi việc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế liên quan đến COVID-19 vào năm 2022 đã thúc đẩy lượng di cư hàng năm lên mức kỷ lục.

Yêu cầu về tiếng Anh đã được thắt chặt vào tháng 3, trong khi số tiền tiết kiệm mà sinh viên quốc tế cần để xin thị thực đã tăng vào tháng 5 lên 29.710 AUD (19.823 USD) từ 24.505 AUD, mức tăng thứ hai trong khoảng 7 tháng.

Ông Luke Sheehy, Giám đốc điều hành các trường đại học Universities Australia, cho biết áp lực chính sách liên tục của chính phủ đối với lĩnh vực này sẽ khiến vị thế của ngành giáo dục nước này gặp rủi ro.

“Điều này không tốt cho nền kinh tế hoặc các trường đại học của chúng tôi, cả hai đều phụ thuộc nhiều vào học phí của sinh viên quốc tế”, ông Sheehy chỉ ra.

Giáo dục quốc tế là một trong những ngành xuất khẩu lớn nhất của Australia và mang lại giá trị 36,4 tỷ AUD cho nền kinh tế trong năm tài chính 2022-2023.

Theo Reuters
Mẹ đẻ là "vũ khí bí mật" của tỷ phú Musk
Mẹ đẻ là "vũ khí bí mật" của tỷ phú Musk
(Ngày Nay) - Bà Maye Musk, mẹ của tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk, là gương mặt tiêu biểu của xu hướng “những người ảnh hưởng bạc” (silver influencer) với thành công trong vượt qua nghịch cảnh và tạo đồng cảm mạnh mẽ tại Trung Quốc. Liệu bà có thể là vũ khí bí mật của tỷ phú Elon Musk tại quốc gia tỷ dân?
Theo thước đo của Liên hợp quốc, các quốc gia có hơn 7% dân số từ 65 tuổi trở lên được coi là xã hội già hóa, trên 14% là “xã hội già,” trong khi trên 20% là “xã hội siêu già." Nguồn: The Korea Times
Hàn Quốc chính thức trở thành xã hội "siêu già"
(Ngày Nay) - Tính đến ngày 23/12, Hàn Quốc có 10,24 triệu người từ 65 tuổi trở lên, chiếm 20% tổng dân số 51,22 triệu người của cả nước, chính thức trở thành xã hội "siêu già theo thước đo của Liên hợp quốc.