Bắc cầu để quan hệ thương mại Việt Nam-Ấn Độ tiến xa

Sau gần hai năm thiết lập Quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ (9/2016-9/2018), quan hệ giữa hai nước luôn được thắt chặt bởi nhiều hoạt động song phương. 
Sơ chế thanh long xuất khẩu ở Tiền Giang
Sơ chế thanh long xuất khẩu ở Tiền Giang

Chính vì vậy, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam - Ấn Độ đã tăng từ 7,8 tỷ USD trong giai đoạn 2015-2016 lên 12,8 tỷ USD giai đoạn 2017-2018. 

Ấn Độ hiện là một trong 10 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Đặc biệt, Tổng thống nước Cộng hòa Ấn Độ - Ram Nath Kovind sẽ có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 18 – 20/11/2018 theo lời mời của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ bắc cầu để quan hệ thương mại Việt Nam-Ấn Độ tiến xa. 

Đối tác hàng đầu 

Theo thống kê từ Bộ Công Thương, tính đến đầu tháng 8/2018, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Ấn Độ đạt 6,36 tỷ USD, tăng 50,16% so với cùng kỳ năm trước. 

Trong số này, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 3,92 tỷ ÚD, tăng 96% so với mức 2 tỷ USD cùng kỳ năm 2017; kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ vào Việt Nam đạt 2,44 tỷ ÚD, tăng 9,2%. Theo đó, thặng dư thương mại đạt 1,48 tỷ USD. 

Cũng theo Bộ Công Thương, xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang Ấn Độ tiếp tục tăng trưởng mạnh chủ yếu tập trung vào các mặt hàng máy móc, thiết bị, phụ tùng, điện thoại di động và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, kim loại thường và sản phẩm... 

Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng của Việt Nam như mây tre cói, sản phẩm từ sắt thép, phương tiện vận tải và phụ tùng, xuất khẩu sản phẩm từ chất dẻo, sản phẩm từ cao su cũng tăng trưởng ổn định. 

Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ thị trường nước này tính đến đầu tháng 8 đạt 2,44 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước chủ yếu là nguyên nhiên vật liệu phục vụ các ngành sản xuất trong nước, nhập khẩu bông các loại, mặt hàng ngô và thức ăn gia súc… 

Theo đánh giá của Trưởng đại diện Thương mại – Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ Bùi Trung Thướng, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ tăng mạnh trong 7 tháng năm 2018 là nhờ sự nỗ lực của Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ trong việc kết nối giao thương, xúc tiến thương mại giữa doanh nghiệp hai nước. 

Đặc biệt, Thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ và các cơ quan Bộ, ngành trong nước đã thực hiện nhiều chương trình xúc tiến thương mại tại Ấn Độ với sự tham gia của nhiều đoàn doanh nghiệp của Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực chế biến nông sản thực phẩm, máy móc thiết bị, thủ công mỹ nghệ, điện – điện tử, dệt may – da giày, đồ dùng gia đình, sắt thép, hàng công nghiệp, phụ tùng ô tô… 

Bên cạnh đó, Thương vụ đã mời hỗ trợ nhiều Đoàn doanh nghiệp của Ấn Độ tham gia các chương trình xúc tiến thương mại và tham dự các Hội chợ lớn tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, ngành hàng như Vietnam Expo, Vietnam Food Expo…Do vậy, nếu tốc độ tăng trưởng này tiếp tục được duy trì, thương mại song phương giữa hai nước sẽ vượt 10 tỷ USD trong năm 2018 và hướng tới 15 tỷ USD vào năm 2020. 

Nhận định từ các chuyên gia thương mại cho thấy: Hiện Ấn Độ vẫn đang giữ vị trí là nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Đây là tiền đề quan trọng trong trao đổi kinh tế thương mại giữa hai nước. 

Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng: Không chỉ khối lượng thương mại tăng lên mà các chủng loại mặt hàng trao đổi giữa hai nước cũng được mở rộng từ những mặt hàng nông sản và nguyên vật liệu truyền thống sang những mặt hàng chế tạo, phản ánh xu hướng liên kết ngày càng tăng giữa hai nền kinh tế trong một chuỗi sản xuất chung. Hơn nữa, việc Hiệp định tự do hóa thương mại giữa Ấn Độ và ASEAN có hiệu lực từ 2015 cũng đem lại những tác dụng nhất định cho thương mại giữa hai nước. 

Hướng tới mục tiêu 

Để tiếp tục phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ, các chuyên gia cho rằng, hai bên cần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, quảng bá, giới thiệu về bản thân mỗi bên; đồng thời nâng cao hiệu quả và gia tăng các hoạt động xúc tiến thương mại. Quan trọng hơn là cần có một Hiệp định thương mại song phương giữa hai nước Việt Nam - Ấn Độ. 

Theo Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ, nhiều doanh nghiệp Ấn Độ rất mong muốn đầu tư vào Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài ra, Ấn Độ cũng hy vọng xuất khẩu sang Việt Nam một số mặt hàng nông sản thế mạnh như: nho, hạt vừng, quả lựu... và chờ đợi Việt Nam sang đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thủy sản, trồng thanh long để cung cấp cho hơn 1,3 tỷ dân trong nước. 

Ngược lại, Việt Nam cũng mong muốn Ấn Độ tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp tục xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực như: cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu và xem xét nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi như: thịt gà, lợn... cũng như một số mặt hàng hoa quả. 

Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Parvathaneni Harish nhấn mạnh: Ấn Độ và Việt Nam đều giữ những vị trí chủ chốt trong khu vực xét cả về kinh tế, chính trị và an ninh. Là một thành viên của ASEAN, Việt Nam là nước có khả năng tạo thuận lợi cho mối quan hệ đang phát triển của Ấn Độ với phần còn lại của ASEAN, trọng tâm là chính sách "Hành động hướng Đông". 

Không những thế, cả hai nước có mối quan hệ kinh tế sâu rộng trong lĩnh vực thăm dò dầu khí, nông nghiệp, chế tạo, quốc phòng và mới đây nhất là dịch vụ - một lĩnh vực là đầu tàu tăng trưởng mới trong thương mại toàn cầu. 

Đặc biệt, nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Ấn Độ, một đoàn gồm 80 doanh nghiệp lớn của Ấn Độ tháp tùng Tổng thống nước Cộng hòa Ấn Độ - Ram Nath Kovind sang Việt Nam tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Ấn Độ vào ngày 19/11 và sẽ có một số văn kiện hợp tác quan trọng được ký kết. 

Theo Đại sứ Parvathaneni Harish, mối quan hệ Việt Nam và Ấn Độ là Quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện và việc trao đổi đoàn cấp cao giữa hai nước là vô cùng quan trọng. Do vậy, chuyến thăm cấp nhà nước lần này là cơ hội tốt để hai bên cùng thảo luận các vấn đề liên quan trong mối quan hệ phát triển giữa hai nước và đặt ra con đường phát triển mới trong tương lai. 

Về phía Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định sẽ tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, môi trường kinh doanh để thu hút đầu tư và hợp tác từ nước ngoài; trong đó Ấn Độ là một trong những đối tác tin cậy, được ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. 

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh hy vọng quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ nói chung và hợp tác trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp nói riêng sẽ ngày càng phát triển, tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, góp phần giải quyết các tranh chấp thương mại cho các doanh nghiệp hai nước.

Theo Bnews
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.