Bàn giải pháp khôi phục du lịch hậu COVID-19

Nhiều giải pháp đã được đưa ra trong Hội nghị bàn về phương hướng phát triển để phục hồi ngành du lịch sau khi COVID-19 sắp được đẩy lùi 
Bàn giải pháp khôi phục du lịch hậu COVID-19

Chiều 21/5, TCDL phối hợp cùng Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân và Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB) tổ chức Hội nghị “Các giải pháp thúc đẩy du lịch nội địa và Phục hồi du lịch quốc tế hậu COVID-19”. Hội nghị thu hút sự tham gia của đại diện của các tập đoàn, doanh nghiệp hàng không, du lịch, lưu trú hàng đầu của Việt Nam; các chuyên gia kinh tế, nhà nghiên cứu du lịch; lãnh đạo Bộ VHTTDL, TCDL.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng cục trưởng TCDL Nguyễn Trùng Khánh cho biết, dịch COVID-19 tại Việt Nam đã được khống chế nhưng ngành Du lịch vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh nhận định, để Du lịch Việt Nam phục hồi và tăng trưởng lại, du lịch nội địa cần kết nối đồng bộ các địa phương, doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú, doanh nghiệp vận chuyển, dịch vụ, điểm đến… để các chương trình kích cầu thực sự hiệu quả, hấp dẫn, mang tính cộng hưởng, lan tỏa rộng rãi.

Đây là thời điểm các tập đoàn, doanh nghiệp lớn thể hiện vai trò dẫn dắt thị trường, hợp tác tạo ra hiệu quả. Đối với thị trường du lịch quốc tế, Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh đồng thời nhận định Việt Nam có nhiều lợi thế do đang kiểm soát tốt dịch COVID-19.

Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh nhấn mạnh: “Đề nghị các đại biểu tích cực chia sẻ các kế hoạch, dự kiến hành động; đề xuất giải pháp hướng đến cam kết chung thống nhất hoạt động kích cầu tập trung từng địa bàn, giai đoạn cụ thể. Chúng ta cần tranh thủ hiệu ứng truyền thông và kết quả phòng chống dịch để tuyền bá và nâng hình ảnh về tính an toàn, hấp dẫn của điểm đến du lịch Việt Nam”.

Hội nghị đã thảo luận về các giải pháp thúc đẩy du lịch nội địa, vai trò dẫn dắt hệ sinh thái du lịch của các doanh nghiệp lớn và đề cập đến một số kinh nghiệm, mô hình của các nước để cân nhắc các giải pháp đón đầu du lịch quốc tế cho Việt Nam.

Các đại biểu đã chia sẻ các giải pháp thiết thực về đẩy mạnh truyền thông điểm đến an toàn; đề xuất ngành Giáo dục tổ chức năm học mới chậm; tái cơ cấu ngành du lịch, thị trường, sản phẩm; hợp tác kích cầu thống nhất giá; đề xuất chính phủ tặng tiền cho du khách thông quan khấu trừ thuế của doanh nghiêp; tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp có thẻ vực dậy thị trường; kích thích tiêu dùng du lịch qua thanh toán thẻ; xây dựng sản phẩm mới theo xu hướng du lịch mới…

Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Lê Quang Tùng nhận định, ảnh hưởng dịch COVID-19 giúp đẩy mạnh cơ cấu lại ngành Du lịch, tăng thêm nguồn thu từ lượng khách outbound không đi du lịch quốc tế; tuy nhiên cần cơ cấu lại sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của du khách.

Thứ trưởng Lê Quang Tùng nhấn mạnh: “Du lịch là ngành đi đầu, khi phục hồi thì kéo theo các ngành khác hoạt động. Các doanh nghiệp cũng cần kết nối, định hướng tốt thị trường. Bộ VHTTDL cũng xây dựng kế hoạch mở cửa lại thị trường trên cơ sở thực hiện từng bước theo lộ trình; các bên cùng phối hợp, suy nghĩ đề xuất các cơ chế mới thúc đẩy du lịch phát triển thời gian tới”.

Theo Du lịch
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.