Băng huyết sau sinh nguy hiểm như thế nào?

0:00 / 0:00
0:00
[Ngày Nay] - Băng huyết là tai biến sản khoa thường gặp nhất hiện nay. Trong tình huống này cần phải xử lý nhanh, nếu không người mẹ có thể tử vong.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

TS.BS Nguyễn Hữu Trung, giảng viên bộ môn Phụ sản, Đại học Y dược TP HCM, Trưởng phòng khám Phụ Sản, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM (cơ sở 2) cho biết, băng huyết sau sinh là tình trạng sản phụ mất từ 500 ml máu sau khi sinh đường âm đạo hoặc hơn một lít máu sau mổ lấy thai. Tình trạng này thường xảy ra trong vòng 24 giờ đầu sau sinh ở thể nguyên phát và từ sau một ngày đến 12 tuần ở thể thứ phát.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến băng huyết sau sinh. Với thai phụ sinh con đầu lòng, thời gian chuyển dạ thường dài hơn. Điều đó có thể dẫn đến tình trạng băng huyết sau sinh.

Thai nhi quá to cũng có thể khiến tử cung người mẹ bị nhão do giãn quá cỡ. Cơ quan này sau đó không thể co lại như bình thường gây hiện tượng đờ tử cung.

Ngoài ra, người mẹ có tiền sử nạo hút thai nhiều lần hoặc mắc các bệnh phụ khoa khiến niêm mạc tử cung bị viêm nhiễm cũng dễ gặp phải tình trạng này. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ phải cắt bỏ tử cung nhằm cứu sống sản phụ nếu không cầm được máu bởi các phương pháp khác.

Các yếu tố về rối loạn đông máu, thiếu máu cũng gây ra băng huyết sau sinh. Ngoài ra, người mẹ lớn tuổi, tiền sử sinh đẻ nhiều lần, đa thai, đa ối, sót nhau, thai quá ngày, chấn thương đường sinh dục lúc sinh như rách cổ tử cung, vỡ tử cung…, cũng là những yếu tố nguy cơ hoặc gây băng huyết sau sinh.

Bác sĩ xử lý không tốt khi đỡ đẻ hoặc can thiệp thủ thuật giúp sinh không đúng cách cũng có thể khiến người mẹ gặp biến chứng băng huyết. Theo bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp Hà Nội, chỉ xơ sảy một chút là tai biến này có thể xảy ra. Cũng vì thế, việc yêu cầu phải theo dõi chặt, liên tục sản phụ 2 tiếng đầu tiên sau đẻ không phải là vô nghĩa. Nhân viên y tế sẽ phải theo dõi lượng máu âm đạo chảy ra, theo dõi khối cầu an toàn…, tử cung phải co lại thì mới bịt được máu chảy, nếu không co lại được thì không cầm máu được.

BS Dung cho rằng, việc chảy máu sau đẻ không gây đau, máu lặng lẽ chảy, trong khi đó sản phụ khi vừa sinh xong, mệt nằm thiếp đi sẽ không thể cảm nhận, nhận biết được tình trạng này. Vì thế, vấn đề là nữ hộ sinh, bác sĩ phải theo dõi sát cầu an toàn và lượng máu âm đạo chảy ra. Nếu phát hiện bất thường lập tức có biện pháp xử lý cho thuốc tăng co, kiểm tra xem có bị sót rau, có bị rách đường âm đạo, có bị đờ tử cung…

“Nếu bắt kịp thời gian chảy máu, xử lý ngay tức thì thì có thể cứu được bệnh nhân. Mất máu nhiều, không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến rối loạn đông máu, sốc mất mất máu… ”, BS Dung nói.

Chung quan điểm, PGS.TS Phạm Bá Nha, Trưởng khoa Phụ sản, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cũng cho rằng chảy máu sau sinh có thể xảy ra ồ ạt hoặc từ từ, do đó nhân viên y tế phải theo dõi rất sát sản phụ sau sinh. Nếu xuất huyết ồ ạt không được phát hiện, sản phụ đã có thể tử vong do tụt huyết áp dẫn tới ngừng tim.

Các trường khác nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ rơi vào suy hô hấp, suy tim, ngừng tim, thiếu oxy các phủ tạng như thận, não, gan... gây suy đa phủ tạng.

PGS Nha chia sẻ: “Nguyên tắc ở đây là xử lý nhanh, tránh để bệnh nhân tụt huyết áp và chú ý bù máu đủ. Nếu bệnh nhân qua cơn nguy kịch, gần như hồi phục hoàn toàn. Trường hợp cấp cứu muộn, bệnh nhân sẽ tử vong hoặc sống thực vật”.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.