Bão đi qua, đề phòng dịch bệnh

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong và sau những cơn bão, lũ lụt có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải theo dòng nước tràn ra nhiều khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh với con người.
Bão đi qua, đề phòng dịch bệnh

Năm loại bệnh có nguy cơ bùng phát

Mưa và ngập lụt luôn là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus và trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển, gây bệnh cho con người. Một trong những dịch bệnh dễ bùng phát nhất sau mưa lũ là các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy do vi khuẩn E. coli, tả, lỵ, thương hàn, bệnh viêm gan A… Bệnh xuất hiện do sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh hay thực phẩm bị ô thiu, mốc hỏng. Để phòng bệnh, mỗi gia đình cần đảm bảo xử lý nước ăn uống, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân, thực hiện nguyên tắc “Ăn chín, uống chín”, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đảm bảo đủ nuớc sạch cho ăn uống, sinh hoạt. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Sau khi bão tan, xử lý tốt nguồn phân, chất thải, rác thải và xác động vật chết. Uống hoặc tiêm vaccine phòng bệnh khi có chỉ định đối với các bệnh đã có vaccine.

Bão đi qua, đề phòng dịch bệnh ảnh 1

Trong và sau mưa lũ, các bệnh đường hô hấp cũng dễ lây lan như cảm lạnh, cúm, viêm họng, viêm đường hô hấp… Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân nên giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh, nhất là ở trẻ em và người già; hạn chế tiếp xúc với người có biểu hiện bị cúm, viêm đường hô hấp. Trong thời gian có bão, vẫn đảm bảo ăn uống đủ dinh dưỡng. Khi bị nhiễm bệnh đường hô hấp, cần phải được chẩn đoán và điều trị kịp thời để hạn chế biến chứng và tử vong.

Các bệnh về mắt là loại bệnh thứ ba được Cục Y tế dự phòng khuyến cáo cảnh giác sau mưa lũ. Các bệnh thường gặp là đau mắt đỏ, viêm bờ mi, viêm tuyến lệ… Để phòng bệnh, người dân tuyệt đối không rửa mặt hoặc tắm bằng nước bẩn; không để trẻ em tắm gội, chơi đùa với nước bẩn, nước tù đọng; rửa tay bằng xà phòng với nước sạch khi tiếp xúc với đồ bẩn; không dùng chung khăn mặt và chậu chung với người bị đau mắt đỏ. Có thể tra thuốc nhỏ mắt (Chloramphenicol 0,4% hoặc Argirol 1%) cho tất cả những người có nguy cơ tiếp xúc với nước bẩn. Chú ý diệt ruồi vì ruồi truyền bệnh đau mắt đỏ từ người bệnh sang người lành.

Bão đi qua, đề phòng dịch bệnh ảnh 2

Loại bệnh thứ tư được khuyến cáo cảnh giác là các bệnh ngoài da thường gặp như: nấm chân, tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở, mụn nhọt... Cục Y tế dự phòng đưa khuyến cáo, người dân không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn. Nếu không có nước giếng đã được khử trùng thì phải đánh phèn hoặc lọc nước bằng cát; không mặc áo quần ẩm ướt. Không bơi lội, tắm gội hoặc chơi đùa trong nước ngập vì nước rất bẩn, ngoài gây bệnh ngoài da mà còn gây ra bệnh đường tiêu hoá do nuốt phải nước bẩn. Hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng. Nếu bắt buộc phải lội vào nước bẩn thì ngay sau đó phải rửa ngay bằng nước sạch và lau khô, nhất là các kẽ ngón tay, ngón chân.

Cuối cùng là bệnh do muỗi truyền, rất dễ lây lan sau cơn bão. Vector muỗi truyền hay gặp thường gây ra sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản do virus ký sinh trong gia súc, gia cầm. Để phòng bệnh, người dân cần tuân thủ nguyên tắc ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt kể cả ban ngày; Diệt lăng quăng, bọ gậy, xử lý các dụng cụ chứa nước không cho muỗi đẻ trứng; Phun hoá chất diệt muỗi ở các nơi có nguy cơ cao hoặc khu vực có ổ dịch sốt xuất huyết; Khi bị sốt, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.

Bác sĩ Trần Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn đưa lời khuyên, việc làm đầu tiên đối người dân nơi có mưa lũ là nước rút rồi thì ngay lập tức chúng ta phải làm tổng vệ sinh sạch sẽ để không xảy ra các ổ dịch bệnh. Đặc biệt, chúng ta phải chú ý là nguồn nước phải đảm bảo. Riêng đối với muỗi thì chúng ta phải luôn luôn có ý thức phun thuốc muỗi, diệt bọ gậy và ngủ màn. Ngoài ra, chúng ta phải tuân thủ vệ sinh cá nhân, ăn chín uống sôi, rửa tay thường xuyên để giữ cơ thể sạch sẽ.

Ngành y tế “căng mình” xử lý

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, tình hình mưa lũ năm 2024 dự báo ở mức xấp xỉ hoặc cao hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Ngay những ngày đầu tháng 9, cả miền Bắc đã phải hứng chịu cơn bão số 3 (tên quốc tế là Yagi), hình thành phía Đông của Philipines nhưng mạnh lên thành siêu bão trên biển Đông và là cơn bão mạnh nhất trên biển Đông trong vòng 30 năm qua. Bão số 3 “càn quét” qua nhiều tỉnh thành: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình…, tàn phá nhà cửa, công trình, đánh đắm tàu thuyền; hàng triệu nhà dân ở khu vực miền Bắc mất điện.

Sau khi cơn bão đi qua, hoàn lưu sau bão có phạm vi ảnh hưởng rộng khắp khu vực Bắc Bộ đến Thanh Hóa (26 tỉnh, thành phố), gây mưa lớn cho khu vực Bắc Bộ. Dù công tác dự báo và phòng chống được triển khai sớm và toàn diện ở nhiều địa phương, nhưng sức mạnh khủng khiếp của cơn bão Yagi đã gây ra thiệt hại lớn tại nhiều tỉnh thành phía Bắc.

Mưa lớn, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, sập cầu... tất cả đã và đang để lại những hậu quả khủng khiếp cho người dân các tỉnh phía Bắc. Mưa lũ khiến môi trường sống thiếu nước sạch, thiếu vệ sinh an toàn khiến nguy cơ dịch bệnh tăng cao khi hàng loạt các tỉnh, thành chìm trong nước như: Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn La, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Phú Thọ, Bắc Ninh, Nam Định, Hưng Yên... Đáng nói, mực nước tại nhiều con sông phía Bắc dâng cao nhanh chóng, nhiều khu dân cư tại thành phố Lào Cai, thành phố Lạng Sơn… thậm chí ngay tại Hà Nội đã biến thành “biển nước”.

Bão đi qua, đề phòng dịch bệnh ảnh 3

Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã khẩn trương ban hành Công điện gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ; các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc, miền Trung về việc chủ động khắc phục hậu quả sau bão số 3. Trước đó, để chủ động ứng phó với bão số 3, nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, cấp cứu, phòng chống dịch, vệ sinh môi trường..., Bộ Y tế đã có các văn bản chỉ đạo các tỉnh, thành phố trong vùng ảnh hưởng bão cũng như các đơn vị trực thuộc Bộ đảm bảo công tác y tế trong mưa bão, không để gián đoạn cấp cứu, khám chữa bệnh.

Trong cơn bão số 3, Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã đề nghị các cơ sở y tế sẵn sàng về nhân lực, cơ số xe cấp cứu, trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao cho tối thiểu 2 đội cấp cứu lưu động (lưu ý các cơ số phục vụ cấp cứu chấn thương), đội cấp cứu lưu động trực 24/24h, sẵn sàng ứng cứu cho các tỉnh chịu ảnh hưởng của bão khi được lệnh điều động… Theo đó, tất cả các bệnh viện đều trực chiến 24/24 giờ. Các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế như Bệnh viện E, Bệnh viện Hữu Nghị... và bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai… lúc nào cũng sẵn sàng đội cấp cứu cơ động để hỗ trợ tuyến dưới, bệnh viện khác khi có điều động. Ngành y tế vẫn đang tăng cường giám sát, phát hiện và xử lý các nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm xảy ra sau mưa bão như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nước ăn chân, cảm cúm; đặc biệt các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như dịch tả, lỵ, thương hàn…

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.