Bão Doksuri tiến gần Biển Đông

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, bão Doksuri đang tiếp tục tiến gần Biển Đông với sức gió cấp 15, giật cấp 17.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hồi 13 giờ ngày 25/7, vị trí tâm bão Doksuri ở vào khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc; 123,7 độ Kinh Đông, cách đảo Lu-Dông (Philippines) khoảng 160km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (167 - 183km/giờ), giật trên cấp 17.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão Doksuri di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 15km/giờ. Sức gió cấp 15 - 16, giật trên cấp 17 và có khả năng mạnh thêm. Độ rủi ro thiên tai ở cấp 3 đối với khu vực phía Đông của Bắc Biển Đông.

Từ 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km, cường độ mạnh cấp 13 - 15, giật trên cấp 17, sau suy yếu dần.

Từ 72 đến 96 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km, cường độ bão tiếp tục suy yếu thêm.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6 - 7. Từ chiều và đêm 26/7, gió mạnh lên cấp 10 - 12, vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 - 15, giật trên cấp 17; biển động dữ dội. Vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông có sóng biển cao 5 - 7m.

Để chủ động ứng phó với diễn biến của bão Doksuri, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã có Công điện đề nghị Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão Doksuri; rà soát, thông báo cho các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh, không đi vào khu vực nguy hiểm, vùng nguy hiểm trong 24 đến 48 giờ tới.

Cùng với đó, các địa phương rà soát lực lượng, phương tiện, sẵn sàng triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống; tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Vấn nạn bỏ học ở Nhật Bản
Vấn nạn bỏ học ở Nhật Bản
(Ngày Nay) - Để đối phó với tình trạng học sinh bỏ học ngày càng gia tăng, Nhật Bản đã đưa ra nhiều chính sách mới nhằm tạo ra một môi trường học đường an toàn, thân thiện và phù hợp với nhu cầu của từng trẻ nhỏ .
Tập đoàn Tân Á Đại Thành tự hào được vinh danh trong Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024.
Tập đoàn Tân Á Đại Thành được vinh danh trong Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024
(Ngày Nay) - Vừa qua, Tân Á Đại Thành đã được vinh danh trong Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, đồng thời, Tập đoàn cũng đứng trong Top 5 nơi làm việc tốt nhất nhóm ngành hàng Sản xuất Chế biến Chế tạo Công nghiệp, theo công bố của Anphabe. Đây là minh chứng cho những thành tựu của Tập đoàn trong việc xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp , sáng tạo và bền vững.
Ukraine mất dần lợi thế ở vùng Kursk của Nga
Ukraine mất dần lợi thế ở vùng Kursk của Nga
(Ngày Nay) - Tình hình chiến sự tại vùng Kursk của Nga đang trở nên bất lợi cho Ukraine khi Nga gia tăng lực lượng nhằm giành lại quyền kiểm soát khu vực này. Trong khi đó, tình hình ở mặt trận phía Đông Ukraine cũng đang diễn biến phức tạp.
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
(Ngày Nay) - Theo một nghiên cứu mới được công bố, mức sử dụng kháng sinh trên toàn cầu đã tăng 21% kể từ năm 2016, làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về nguy cơ kháng thuốc kháng sinh. Phân tích dữ liệu từ 67 quốc gia cho thấy xu hướng gia tăng đáng báo động này.
Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.