Báo Nga: Trung Quốc bất mãn với lập trường của G7 về Biển Đông

Trung Quốc đã bày tỏ sự bất mãn với lập trường của G7, trong đó bày tỏ lo ngại về tình hình ở Biển Đông trước các hành vi bá quyền của Trung Quốc.
Báo Nga: Trung Quốc bất mãn với lập trường của G7 về Biển Đông

Hãng tin RIA Novosti của Nga ngày 12/4 đưa tin cho biết, Trung Quốc đã bày tỏ sự bất mãn mạnh mẽ với lập trường của G7, tổ chức đã bày tỏ lo ngại về tình hình ở Biển Đông trong bối cảnh Bắc Kinh đẩy mạnh các hoạt động cứng rắn nhằm củng cố những tuyên bố bá quyền của mình trong khu vực.

Báo Nga: Trung Quốc bất mãn với lập trường của G7 về Biển Đông ảnh 1

Ngoại trưởng các nước Canada, Pháp, Đức, Italy, Anh, Mỹ, Nhật Bản và Liên minh Châu Âu đã bày tỏ quan ngại về tình hình tại khu vực Biển Đông và Hoa Đông.

Vào đêm trước phiên khai mạc Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Hiroshima (Nhật Bản), ngoại trưởng các nước Canada, Pháp, Đức, Italy, Anh, Mỹ, Nhật Bản và Liên minh Châu Âu đã bày tỏ quan ngại về tình hình tại khu vực Biển Đông và Hoa Đông cũng như các hành động đơn phương của Trung Quốc mà họ tin rằng có thể dẫn tới một sự thay đổi mạnh mẽ hiện trạng khu vực và sự gia tăng căng thẳng.

Các ngoại trưởng G7 cũng phản đối mạnh mẽ mọi hành động đơn phương khiêu khích, đe dọa và cưỡng chế ở Biển Đông và Hoa Đông; kêu gọi các bên kiềm chế các hành động như khai hoang, xây dựng các căn cứ quân sự và sử dụng đảo vào mục đích quân sự, các hành động không phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm các nguyên tắc về tự do hàng hải và hàng không.

Đáp lại những quan ngại, Bắc Kinh cho rằng tất cả các nước G7 vốn quan sát chặt chẽ vấn đề tranh chấp lãnh thổ không nên chỉ bênh vực một bên và dừng những lời vô trách nhiệm, đóng kịch về một vai trò xây dựng nhằm đảm bảo sự ổn định và hòa bình trong khu vực của mình.

Trong tuyên bố, Trung Quốc khẳng định rằng nước này hành động hiện phù hợp với luật pháp quốc tế (?!) trong khu vực và cáo buộc các quốc gia láng giềng trong khu vực làm gia tăng căng thẳng.

Nhưng trong thực tế, nhiều quốc gia trong khu vực như Nhật Bản, Việt Nam và Philippines, Malaysia, Indonesia lại có một quan điểm khác về anh giới hàng hải và vùng trách nhiệm của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông.

Điển hình là vào tháng Giêng năm 2013, Philippines đã đơn phương kiện Trung Quốc lên Tòa Quốc tế về Luật Biển và bác bỏ các yêu sách của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Bắc Kinh cũng đã lên tiếng phải đối chương trình nghị sự lần này và cho rằng G7 chỉ nên bàn về vấn đề kinh tế. Bắc Kinh cũng cảnh báo Nhật Bản không đưa vấn đề Biển Đông và Hoa Đông ra trước hội nghị và cho rằng động thái này của Tokyo là "hành vi khiêu khích", có thể khiến hội nghị "bị chệch hướng khỏi những mục tiêu xứng đáng hơn". Ngoài ra, Trung Quốc cũng cảnh báo rằng những kỳ vọng của hội nghị có thể bị phủ bóng bởi kế hoạch đưa vấn đề Biển Đông vào chương trình nghị sự chính của Tokyo.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida nhấn mạnh lập trường rằng các nước cần chú trọng thảo luận vấn đề an ninh hàng hải.

Hôm 8/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner tuyên bố Mỹ sẽ tìm cách thảo luận về vấn đề an ninh hàng hải trong bất cứ cuộc gặp nào với các đối tác chủ chốt ở châu Á, và sẽ nêu ra những tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông tại hội nghị G7.

Cả Mỹ, Nhật Bản và nhiều quốc gia phương Tây cũng ngày càng quan tâm hơn tới vấn đề Biển Đông, bởi phần lớn hàng hóa đi và đến của họ đều được vận chuyển qua tuyến đường biển trọng yếu này. Mới đây, Nhật Bản đã cử các tàu khu trục, tàu ngầm tới tham gia một cuộc diễn tập hải quân với Indonesia và ghé thăm một loạt nước khác ven bờ Biển Đông.

Tokyo cũng nhiều lần lên tiếng phản đối các hành động đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng trên Biển Đông.

Mỹ cũng thắt chặt quan hệ với các đồng minh trong khu vực, gồm cả Úc, Ấn Độ, Phillippines, trong nỗ lực kiềm chế các hành động đơn phương muốn kiểm soát Biển Đông của Trung Quốc.

Hoàng Hải

Ông Tập ca ngợi quan hệ Pháp-Trung
Ông Tập ca ngợi quan hệ Pháp-Trung
(Ngày Nay) - Bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Pháp chiều ngày 5/5 (giờ Paris), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ hy vọng chuyến thăm này sẽ giúp “tăng cường tin cậy chính trị, xây dựng đồng thuận chiến lược và làm sâu sắc thêm trao đổi, hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau” giữa 2 nước.
Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
(Ngày Nay) - Theo số liệu do Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 4/5, số trẻ em tại nước này tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp và tiếp tục ở mức thấp kỷ lục, trong bối cảnh Chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida đang nỗ lực triển khai những biện pháp chưa từng có để giải quyết vấn đề này.