Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh chính thức mở cửa phục vụ du khách

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nhân dịp 55 năm ngày mất của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (6/7/1967-6/7/2022), ngày 2/7, UBND Thừa Thiên - Huế cùng gia đình Đại tướng Nguyễn Chí Thanh long trọng tổ chức Lễ Khánh thành Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
Đồng chí Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, con trai Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (Người bên trái) thay mặt gia đình nhận Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho phép Bảo tàng hoạt động
Đồng chí Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, con trai Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (Người bên trái) thay mặt gia đình nhận Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho phép Bảo tàng hoạt động

Theo đó, Bảo tàng đồng chí Nguyễn Chí Thanh tại địa chỉ số 144 đường Đặng Thái Thân, phường Thuận Hòa, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế từ nay sẽ chính thức mở cửa đón người dân và du khách đến thăm quan.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Phương cho hay, việc xây dựng Bảo tàng thể hiện tình cảm của Đảng bộ và nhân dân địa phương đối với những đóng góp to lớn của đồng chí trong hai cuộc chiến chống thực dân Pháp, Mỹ.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế tin rằng Bảo tàng cùng các bảo tàng công lập và ngoài công lập khác trên địa bàn sẽ tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, ý nghĩa góp phần giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng cho các thế hệ trẻ hôm nay, mai sau. Bảo tàng sẽ là kênh tuyên truyền, quảng bá các giá trị độc đáo của vùng đất Cố đô đến với du khách; khẳng định Thừa Thiên – Huế xứng tầm là một trong những trung tâm văn hóa đặc sắc của cả nước.

Ông Phạm Văn Phi, Giám đốc Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cho biết, Bảo tàng có tổng diện tích 650 m2. Trong đó, diện tích trưng bày cố định, triển lãm chuyên đề, phòng đọc sách, tọa đàm chiếm khoảng 300 m2 và diện tích sân vườn, trưng bày ngoài trời là 200 m2.

Hiện có gần 400 tài liệu, hiện vật, hình ảnh đang được trưng bày tại nơi đây. Các tài liệu, hình ảnh, hiện vật và thiết kế trưng bày theo đề cương giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh; những đóng góp quan trọng của Đại tướng đối với Cách mạng Thừa Thiên - Huế nói riêng và cả nước nói chung qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Các chủ đề trưng bày chính gồm: Quê hương, gia đình, quá trình tham gia cách mạng, những dấu mốc quan trọng của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và sự tri ân mà gia đình, quê hương, đất nước dành cho đồng chí.

Các tài liệu, hình ảnh được thể hiện công phu trên chất liệu trưng bày mới, trang trọng, bền vững có nhiều ứng dụng công nghệ nghe, nhìn tương tác thông qua màn hình cảm ứng và phim tư liệu có giá trị lịch sử cao. Nhiều hình ảnh, tài liệu và hiện vật lần đầu được trưng bày, giới thiệu tới công chúng như: Các bài viết, bài nói của Đại tướng về xây dựng quân đội, chống chủ nghĩa cá nhân, về nông nghiệp nông thôn, chiến lược đánh Mỹ và thắng Mỹ…

Ông Phạm Văn Phi hy vọng, Bảo tàng sẽ là một điểm đến tham quan hấp dẫn cho du khách khi đến Thừa Thiên -Huế và là trường học thực tiễn lịch sử cho thế hệ trẻ học tập, phấn đấu và xây dựng tỉnh, đất nước ngày càng giàu đẹp, phồn vinh.

Dịp này, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã tặng cho Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh bộ sách Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (gồm 3 tập, 600 cuốn do Nhà xuất bản Quân đội nhân dân tái bản, phát hành); 500 cuốn catalogue giới thiệu; nhân bản gầm 200 đầu sách, bài viết trên các báo, tạp chí, tác phẩm của Đại tướng và các tác giả viết về Đại tướng để trưng bày lâu dài.

Nhằm phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, đại diện Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã ký kết Biên bản ghi nhớ, hợp tác với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh, Bảo tàng Lịch sử và Bảo tàng Hồ Chí Minh (đều thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tên thật là Nguyễn Vịnh, sinh ngày 1/1/1914 trong một gia đình nông dân nghèo tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông là một nhà chính trị, quân sư lỗi lạc, vị danh tướng tài ba. Tên tuổi của ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng và Nhân dân ta ở thế kỷ XX.

Năm 2021, gia đình Đại tướng đã mời các chuyên gia, nhà khoa học và được sự giúp đỡ của Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế xây dựng Đề án, Đề cương trưng bày Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tại 144 Đặng Thái Thân (thành phố Huế) trên cơ sở Nhà tưởng niệm Đại tướng. Công trình được xây dựng từ năm 2011 với kiến trúc nhà rường mang đậm chất đặc trưng kiến trúc Huế xưa.

Tháng 6/2022, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ban hành Quyết định cho phép hoạt động đối với bảo tàng ngoài công lập - Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

Cùng ngày, Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã phối hợp cùng Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Hội thảo Khoa học Đồng chí Nguyễn Chí Thanh với cách mạng Thừa Thiên - Huế (1937-1949).

Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.