Bảo vệ môi trường - Bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt

(Ngày Nay) - Trong cơn lũ thông tin về ô nhiễm môi trường, về cá chết, đặc biệt đau xót với câu chuyện cá chết Hồ Tây và ở miền Trung, tôi lại nhớ đến một ông cụ tôi tình cờ gặp cách đây vài năm tại thành phố Hồ Chí Minh, nhân dịp đi theo đoàn công tác xã hội. Một ông lão hơn 70 tuổi, bình dị và hiền lành.
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet

Dân cư khu vực Cầu Mé, phường 3, quận 11, chắc hẳn không ai lạ lẫm với hình ảnh một ông lão gầy guộc với chiếc que dài trên tay, đầu que gắn móc sắt, cần mẫn móc từng búi rác, từng chiếc nilon dưới dòng kênh đen kịt lên bờ.

Ông lão vẫn được bà con gọi với cái tên thân mật là Bảy Tân. Cô độc và kiên trì, không mệt mỏi suốt 35 năm qua, ông làm công việc vớt rác mà không đòi hỏi bất kì một đồng tiền công nào.

Năm nay, trong một khoá học tại Harvard, tôi đã gặp Giáo sư Paul Farmer. Là một bác sĩ với phong cách khả kính, giáo sư trường Harvard, chuyên gia bệnh truyền nhiễm, nhà nhân chủng học có tiếng tăm trên thế giới. Ông tự nhận mình là một người thầm lặng trong hành động.

Giáo sư Farmer có một tuổi thơ đầy khó khăn và nghèo túng, ông lớn lên với gia đình trong một chiếc xe kéo di động. Khi trưởng thành, ông theo nghề y và tìm được niềm vui của cuộc đời mình, chẩn đoán và chữa trị những căn bệnh truyền nhiễm, nghiên cứu và cho ra đời những phương thuốc hữu hiệu, giá rẻ để cung cấp cho những người khó khăn trên thế giới.

Trong suốt cuộc trò chuyện, một phần ông nói về công bằng xã hội, người yếu thế, phần lớn thời gian còn lại, giáo sư say sưa nói về triết lý mà ông theo đuổi gần hết cuộc đời của mình "trong thế giới mênh mông này, chỉ có một quốc gia thực sự, đó là loài người". Kiên định với triết lý này, tất cả những việc ông làm đều hướng tới mục đích làm sao để những người yếu thế ở các quốc gia nghèo khó có thể tiếp cận với thuốc thang và dịch vụ y tế hiện đại.

Với uy tín của mình, ông kêu gọi sự giúp đỡ từ Gates Foundation, George Soros, tổ chức y tế thế giới WHO và nhiều đơn vị khác cùng ông thực hiện sứ mệnh "chữa trị cho thế giới". Hàng chục năm nay, ông đã mang lại cho các thân phận nhỏ bé nghèo khổ ở Cuba, Peru, Haiti và Nga những thay đổi lớn trong cuộc đời.

Hai thân phận, hoàn toàn đối nghịch nhau về hoàn cảnh và vị trí xã hội mà tôi tiếp xúc, bỗng gặp nhau tại một điểm, đó là sự cống hiến không mệt mỏi cho một thế giới tốt đẹp hơn, bất chấp những khó khăn nghịch cảnh mà họ đã và đang phải trải qua. Có thể, họ không được nhiều người biết đến, nhưng họ đang sống một cuộc đời đầy ý nghĩa.

Quay lại chuyện môi trường Việt Nam những ngày này, tôi cảm nhận và chứng kiến rất nhiều người tôi quen phát ra những phê phán gai góc và mạnh mẽ, họ gõ trên bàn phím những tuyên ngôn to tát, nhưng đó là tất cả những gì họ làm cho môi trường họ sống hàng ngày. Các tập đoàn có tiếng gây ô nhiễm trên thế giới vẫn tìm cách đầu tư vào Việt Nam, nơi dễ dãi cấp phép và lỏng lẻo trong việc giám sát hoạt động. Sự chủ quan của con người khi khi ra quyết định vô tình gây hủy diệt môi trường. Rác thải sinh hoạt vẫn được vứt đầy đường, ô nhiễm không khí ngày càng đậm đặc hơn, và thực phẩm thì ngày càng bẩn hơn so với quá khứ.

Và, vẫn vậy, hàng ngày, ông lão già nua ở quận 11 vẫn đều đặn vớt rác, con kênh ngày càng đen hơn, thối hơn. Còn vị giáo sư trường Harvard vẫn miệt mài đi theo triết lí của đời mình, chữa bệnh cho người nghèo ở thế giới thứ 3.

Đã đến lúc cần nhìn nhận lại, để bảo vệ môi trường sống, thay vì suốt ngày suy nghĩ những điều lớn lao và phê phán người khác, chúng ta nên bắt đầu hành động và nuôi dưỡng những việc nhỏ từ chính mình. Từng cá nhân ý thức được điều này, thế giới cũng đã đẹp và trong sạch hơn rất nhiều.

Tôi nghĩ vậy.

(TS. Phan Thị Thùy Trâm)

Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
(Ngày Nay) - Sáng 27/4, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang lần thứ 3, năm 2024, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân tới tham dự.
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
(Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.
Hiện tại, UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn tại quán H2 CLub.
Vụ quán H2 Club ở Hà Nam: Nghiêm cấm hành vi tổ chức biểu diễn trái phép
(Ngày Nay) - Sau khi Ngày Nay đăng tải loạt bài viết phản ánh việc quán bar H2 Club tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục, phản cảm; hoạt động “chui” khi chưa đủ điều kiện được phép kinh doanh; cùng một số dấu hiệu vi phạm khác; UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.