Cụ thể, nếu tăng mức tiêu thụ trung bình của bắp cải hoặc dưa chuột thêm 1 gram mỗi ngày có thể làm giảm tỷ lệ tử vong của bệnh nhân từ 13,6 - 15,7%.
"Nhưng rau diếp có khả năng gây tác dụng ngược lại, trong khi các loại rau khác không cho thấy bất kỳ lợi ích chống bệnh nào", theo Jean Bousquet, giáo sư về y học phổi tại Đại học Montpellier ở Pháp, chỉ ra.
Nhóm nghiên cứu của Bousquet chỉ ra rằng Bỉ, Anh, Tây Ban Nha, Ý, Thụy Điển và Pháp đã ghi nhận tỷ lệ tử vong COVID-19 cao nhất thế giới. Ví dụ, cứ 1 triệu người Bỉ thì có 800 người chết vì COVID-19, tỷ lệ cao gấp đôi so với Mỹ, quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới.
Ở các quốc gia này, các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong còn tùy thuộc vào chính sách cách ly và khí hậu, tuy nhiên có một điểm chung là người dân ở 6 nước này đều không ăn nhiều dưa chuột và bắp cải.
Ở Pháp, một người trung bình tiêu thụ khoảng 1 gram bắp cải mỗi ngày, trong khi ở 5 quốc gia khác, trung bình là dưới 5 gram mỗi ngày.
Ngược lại, trung bình gần 30 gram bắp cải được tiêu thụ mỗi ngày ở Latvia - quốc gia có tỷ lệ tử vong thấp nhất thế giới, ở mức 16 người trên 1 triệu.
Các nhà nghiên cứu tìm thấy một mẫu số tương tự trong việc tiêu thụ dưa chuột. Người Síp không ăn nhiều bắp cải, nhưng hơn 30 gram dưa chuột mỗi ngày và tỷ lệ tử vong ở Síp ngang bằng với Latvia.
Điều này có thể được bắt nguồn từ một protein ở người được gọi là Nrf2. Virus SARS-CoV-2 có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, bao gồm tạo ra các hạt oxy gây hại.
Protein Nrf2 có thể liên kết với các hạt này để giảm tác hại của chúng và chính bắp cải, dưa chuột lại là nguồn cung cấp đồi ào các hợp chất tự nhiên, bao gồm curcumin, sulforaphane và vitamin D, giúp thúc đẩy sản xuất Nrf2.
Theo các nhà nghiên cứu châu Âu, cơ thể của những người ăn nhiều bắp cải và dưa chuột sẽ được chuẩn bị tốt hơn nếu mắc COVID-19.
Nhóm nghiên cứu cũng đã nhận ra những quốc gia ăn nhiều rau diếp như Tây Ban Nha và Ý có tỷ lệ tử vong do COVID-19 cao hơn đáng kể so với những quốc gia ăn ít hơn, chẳng hạn như Đức.