Vào buổi tối hôm đó, trong lúc cả nhà đang ngồi xem tivi, cô Vương thấy con cứ lăn qua lăn lại, cúi xuống xem thì thấy mặt Bảo Bảo đỏ gay lên rồi. Cô vội vàng la lên, chồng cô nhanh chóng mở miệng con trai ra thì thấy trong họng có một phần chiếc bánh mọc răng.
Hóa ra, Bảo bảo vì ngứa răng đã cắn vỡ chiếc bánh mọc răng mẹ mua cho. Một phần của chiếc bánh, Bảo Bảo còn cầm ở tay, một phần thì bị mắc nghẹn ở họng. Người bố sau đó liền bế Bảo Bảo lên, đặt nằm sấp và vỗ vào lưng để cấp cứu.
Đứa bé nhờ đó đẩy được mảnh bánh mọc răng kia ra ngoài và khóc oe oe, vì vậy mà bé may mắn được sống sót.
Bảo Bảo suýt mất mạng vì chiếc bánh mọc răng.
Cô Vương nghĩ rằng nếu như không phát hiện kịp thời, chiếc bánh khiến Bảo Bảo bị ngạt thở, bé có thể tử vong bất cứ lúc nào. Nghĩ đến hậu quả kinh hoàng này cô Vương cảm thấy lạnh cả sống lưng.
Được biết, bánh mọc răng này dạng thanh, không đường, các bé đang mọc răng, bị ngứa gặm sẽ tốt, kích thích răng nhanh mọc và đỡ phải cắn ngón tay hay cắn đầu vú mẹ. Bánh này không tan trong miệng.
Trên thực tế, có rất nhiều sản phẩm dành cho bé trong giai đoạn mọc răng được nhiều cha mẹ sử dụng cho con em mình để giúp bé giảm bớt sự khó chịu và ngứa răng của bé trong thời kỳ này. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không cẩn thận, chú ý đến trẻ thì những sản phẩm đó có thể gây hại cho bé.
Việc xử trí dị vật đường thở phải thực hiện thật khẩn trương nếu không sẽ nguy hiểm tính mạng của trẻ.
Biện pháp xử trí khi trẻ bị mắc nghẹn:
Chữa nghẹn cho bé dưới 1 tuổi
- Đặt bé trên cánh tay bạn. Dùng gốc bàn tay vỗ nhẹ vào giữa xương bả vai của bé. Làm như vậy khoảng 5 lần và sau mỗi lần nên kiểm tra xem bé đã hết nghẹn chưa. Dùng ngón tay út lấy vật gây nghẹn ra khỏi miệng bé.
- Nếu vật gây nghẹn vẫn chưa ra, đặt bé nằm ngửa, để 2 ngón tay vào giữa ngực bé và ép ngực bé khoảng 5 lần. Giữa mỗi lần ép, bạn nên kiểm tra xem vật gây nghẹn đã ra chưa.
Sau mỗi động tác, bạn nên kiểm tra xem bé đã hết nghẹn chưa.
-Nếu bé vẫn còn bị nghẹn, bạn nên gọi ngay cấp cứu và trong thời gian chờ xe cứu thương, lần lượt thực hiện 5 lần vỗ lưng và 4 lần ép nhực như hướng dẫn trên. Trong trường hợp bé bất tỉnh, lập tức hô hấp nhân tạo cho bé.
Chữa nghẹn cho bé trên 1 tuổi
- Gập người bé về phía trước và dùng gót bàn bay vỗ mạnh vào giữa xương bả vai bé. Kiểm tra xem vật nghẹn đã ra chưa trước khi thực hiện lần nữa. Sau 5 lần thực hiện, nếu bé vẫn chưa hết nghẹn, chuyển qua động tác ép ngực.
Bạn nên gọi xe cấp cứu nếu bé vẫn cứ không hết nghẹn.
- Đặt 1 tay vào giữa lưng bé, tay còn lại đặt vào giữa ngực bé. Sử dụng gốc bàn tay trên ngực, thực hiện ép ngực, làm như hô hấp nhân tạo nhưng chậm và mạnh hơn. Chú ý xem bé đã hết nghẹn hay chưa sau mỗi lần thực hiện.
- Nếu bé vẫn bị nghẹn, bạn nên gọi ngay cấp cứu và trong thời gian chờ xe cứu thương, lần lượt thực hiện 5 lần vỗ lưng và 4 lần ép ngực. Trong trường hợp bé bất tỉnh, lập tức hô hấp nhân tạo cho bé.
Lưu ý:
- Bạn nên tỏ ra bình tĩnh để bé hiểu rằng mọi việc vẫn ổn và bé không cần phải sợ hãi.
- Không dùng tay mò mẫm trong miệng bé để cố gắng lấy dị vật ra, vì rất có thể hành động này càng đẩy dị vật vào sâu hơn.
- Ngoại trừ những đồ ăn khô như bánh quy, còn lại bạn không nên cho bé uống bất cứ thứ gì khi bé bị sặc. Việc cho bé uống nước chỉ làm mọi việc tồi tệ hơn.
Quỳnh Mai