Bế mạc phiên họp chuyên đề pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(Ngày Nay) - Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao cơ quan soạn thảo đã chuẩn bị tài liệu nghiêm túc, đặc biệt đã tiếp thu đầy đủ ý kiến của đại biểu Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Bế mạc phiên họp chuyên đề pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sau 3 ngày làm việc tích cực, khẩn trương, nghiêm túc, Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành cơ bản chương trình đề ra.

Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến 10 dự án Luật gồm: Luật Địa chất và khoáng sản; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); Luật Tư pháp người chưa thành niên.

Chiều 14/8, phát biểu bế mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá cao cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra đã chuẩn bị tài liệu nghiêm túc, đặc biệt đã tiếp thu đầy đủ ý kiến của đại biểu Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội với tinh thần trách nhiệm rất cao đã góp ý thẳng thắn, chân thành để hoàn thiện các dự án Luật.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cơ quan thẩm tra tiếp tục phối hợp với cơ quan soạn thảo để hoàn thiện nội dung, kịp thời gửi tài liệu cho Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, dự kiến diễn ra từ ngày 28-30/8/2024.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến diễn ra từ ngày 19-22/8/2024. Đáng chú ý, tại phiên họp thứ 36 diễn ra phiên chất vấn và trả lời chất vấn của các bộ, ngành.

Lãnh đạo Quốc hội chủ trì họp với Chính phủ, các bộ, ngành để chuẩn bị cho phiên chất vấn này. Chủ tịch Quốc hội đề nghị các bộ, ngành liên quan, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban phối hợp chặt chẽ, khẩn trương để chuẩn bị các tài liệu cho Phiên họp thứ 36.

Ngày 8/8/2024, Chính phủ có văn bản đề xuất bổ sung 6 dự án luật, trong đó có 5 dự án luật đề xuất thông qua theo quy trình một kỳ họp, 1 dự thảo Nghị quyết, 3 nội dung về vấn đề quan trọng cho chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, tài liệu gửi đến các cơ quan của Quốc hội để tiến hành thẩm tra; tích cực đôn đốc, nhắc nhở để các tài liệu đảm bảo theo đúng quy định, thẩm tra có chất lượng.

Đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Chính phủ cần hoàn thiện hồ sơ để bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trong 6 nội dung đề xuất thì mới có 2 dự án Luật được bổ sung là: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Dữ liệu.

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban theo nhiệm vụ được phân công của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bám sát tiến độ, chủ động nghiên cứu, chuẩn bị thẩm tra, kịp thời báo cáo với Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét bố trí vào chương trình chính thức của phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong trường hợp đủ điều kiện.

Hoan nghênh Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trong 3 ngày qua đã bố trí lịch rất khoa học, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Phiên họp thứ 36 Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách cần cân đối nội dung, bố trí khoa học, chất lượng, đảm bảo tập trung vào vấn đề lớn, còn ý kiến khác nhau để thảo luận, đi đến kết luận cuối cùng.

Đối với các nội dung đã được các Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành kết luận cụ thể, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, Tổng Thư ký Quốc hội phối hợp với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khẩn trương ban hành kết luận để các cơ quan triển khai thực hiện.

Bình luận
Người dân Nhật Bản. Ảnh minh họa
Có đến 68% người Nhật ủng hộ độc lập hơn với Mỹ
(Ngày Nay) - Theo một cuộc khảo sát toàn quốc ở Nhật Bản, khoảng 68% người được hỏi cho rằng Nhật Bản nên theo đuổi lập trường độc lập hơn với Mỹ, ở câu hỏi khác, 77% hoài nghi sự bảo vệ từ Mỹ với nước này.
Trụ sở Baidu ở Trung Quốc.
Baidu ra mắt mô hình AI mới cạnh tranh với DeepSeek
(Ngày Nay) - Ngày 25/4, Baidu đã ra mắt 2 mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới cung cấp khả năng suy luận đa phương thức nâng cao và có giá thấp hơn so với các sản phẩm tương đương của DeepSeek.
Trẻ bị chó nhà tấn công tại Hà Nội
Cảnh báo bệnh dại sắp 'vào mùa'
(Ngày Nay) - Mới đây, phòng tiêm chủng vaccine thuộc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận hai trường hợp bị chó nhà cắn. Đáng chú ý, có trường hợp con vật chết ngay sau đó - dấu hiệu đặc biệt liên quan đến bệnh dại.
Các đại biểu tham quan khu trưng bày “Sản phẩm Khoa học, Công nghệ, Đổi mới Sáng tạo” trong khuôn khổ lễ hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2025 do Bộ KH&CN và UBND TP. Hà Nội tổ chức.
Sở hữu trí tuệ: Công cụ phát triển kinh tế trong thời đại số
(Ngày Nay) - Từ một bản nhạc vang lên trên nền tảng số đến sản phẩm địa phương vươn tầm quốc tế nhờ chỉ dẫn địa lý, tất cả đều phản ánh một thực tế: Khi ý tưởng được bảo hộ, sáng tạo mới có cơ hội sinh lời và lan toả giá trị bền vững.