Bé trai 13 tuổi mắc bệnh giang mai vì bị lạm dụng tình dục

(Ngày Nay) - Khi bị phát hiện mắc bệnh giang mai, bé trai 13 tuổi thừa nhận có quan hệ đồng giới và bị lạm dụng tình dục suốt 1 năm qua.

Trao đổi với PV báo Vnexpress, bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thùy, Trưởng khoa Điều trị da phụ nữ và trẻ em, Bệnh viện Da liễu Trung ương chia sẻ về trường hợp cậu bé 13 tuổi ở Hà Nội được chẩn đoán mắc giang mai.

Theo đó, cậu bé được đưa đến bệnh viện Da liễu Trung ương thăm khám sau khi cha mẹ phát hiện con trai có những nốt ban đỏ trên người, không ngứa, có vảy ở bàn tay. Với những dấu hiệu khá điển hình, bác sĩ nghi ngờ trẻ bị mắc bệnh giang mai, tuy nhiên em một mực cho biết chưa từng quan hệ tình dục.

Nhận thấy có sự "nhạy cảm", bác sĩ đã mời phụ huynh ra ngoài để khám và hỏi bệnh. Lúc này cậu bé mới thú thật có quan hệ đồng giới khoảng gần một năm và đã bị lạm dụng tình dục nhiều lần.

Bác sĩ Thùy cho biết, không ít trẻ ở tuổi vị thành niên mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Trước đó, một bé gái 14 tuổi cũng đến bệnh viện khám và phát hiện bị bệnh lậu. Bốn năm qua, số trẻ vị thành niên, thanh niên đến viện khám về các bệnh xã hội gia tăng. Có những cặp đôi cùng dắt tay nhau đến viện thăm khám sau khi phát hiện bệnh.

Bé trai 13 tuổi mắc bệnh giang mai vì bị lạm dụng tình dục ảnh 1

Nốt vảy đỏ ở bàn tay là dấu hiệu của bệnh giang mai. Ảnh: Buoy Health.

Theo tìm hiểu của Vietnamnet, bệnh giang mai do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên, lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục, từ mẹ sang con và qua truyền máu. Bệnh không lây qua tiếp xúc như cầm nắm các đồ vật. Nếu phụ nữ mang thai mắc giang mai có thể truyền bệnh cho con gây dị tật, thậm chí tử vong.

Ở giai đoạn đầu bệnh giang mai có thể điều trị khỏi bằng kháng sinh. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát nếu tiếp tục tiếp xúc với vi khuẩn.

Bệnh giang mai được chia làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1, thường có các vết chợt hình tròn hoặc bầu dục, không đau trên bộ phận sinh dục, miệng hoặc bề mặt da, xuất hiện sau khoảng 3-4 tuần kể từ khi quan hệ tình dục với người mang bệnh.

- Giai đoạn 2: Bệnh nhân xuất hiện phát ban không ngứa khắp người kèm viêm hạch lan toả, một số trường hợp bị rụng tóc, xuất hiện vết loét như mụn cóc ở miệng, hậu môn và bộ phận sinh dục.

Ở giai đoạn 1 và 2, nhiều người chủ quan không đi khám, khi thấy các vết loét hoặc phát ban tự khỏi nhưng thực tế, vi khuẩn vẫn tồn tại trong cơ thể.

Theo cơ quan Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, vi khuẩn gây bệnh giang mai có thể nằm im trong cơ thể đến 30 năm trước khi chuyển sang giai đoạn 3 gây tổn thương các cơ quan, não.

- Giai đoạn 3: Thường xuất hiện vào năm thứ 3 của bệnh với các biểu hiện tổn thương tim mạch, tổn thương thần kinh gây bại liệt, mất trí nhớ, đau đầu, co giật, giảm thị lực, tổn thương mạch máu, gan, xương, khớp... Khi tổn thương nội tạng, bệnh nhân có thể tử vong.

TIN LIÊN QUAN
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.