Bé trai 5 tuổi bị thủng màng nhĩ vì nhét 2 cục pin vào trong tai

Bé trai 5 tuổi đã thủng màng nhĩ, hoại tử một phần xương trong tai do nhét 2 cục pin cúc áo vào trong tai.
Bé trai 5 tuổi bị thủng màng nhĩ vì nhét 2 cục pin vào trong tai

Ngày 5/9, Bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM thông tin về trường hợp bé trai T.Q.Đ (5 tuổi, ngụ Bình Thuận) bị thủng hoàn toàn màng nhĩ do nhét pin điện tử hay còn gọi pin lithium, pin cúc áo trong đồ chơi điện tử vào tai. 

Trước đó, vào ngày 29/8, trong lúc đang chơi ở trường thì cô giáo phát hiện bé tự nhét 2 viên pin điện tử trong đồ chơi vào tai phải. Cô giáo lấy được một viên ra nhưng không lấy được viên còn lại nên báo người nhà đưa bé đến bệnh viện địa phương. Tại đây các bác sĩ không lấy được viên pin còn lại ra nên chuyển đến Bệnh viện Tai mũi họng TPHCM ngày 30/8.

Kết quả thăm khám và chẩn đoán hình ảnh ghi nhận ống tai phải bé phù nề, có nhiều mô hoại tử và dị vật kim loại đường kính 8mm, dày 2mm lọt ở trong xương chũm. Bệnh nhi được chuyển phòng mổ để tiến hành gắp dị vật.

Theo TS.BS Nguyễn Thị Thanh Thúy, Trưởng Khoa Nhi tổng hợp, dị vật nhỏ, lọt sâu bên trong nên việc gắp dị vật ra rất khó khăn, đã có lúc các bác sĩ tính đến phương án phải mổ sau tai để lấy dị vật. Tuy nhiên rất may là cuối cùng viên pin đã được lấy ra an toàn và rửa sạch vùng da bị hoại tử cho bé. Dị vật đã khiến bé bị thủng hoàn toàn màng nhĩ, phù nề, hoại tử, mất da vùng rìa ngoài màng nhĩ, phần cán búa (bộ phận dẫn truyền thần kinh nghe) bị hoại tử một phần. Đo thính lực thấy tai phải bé nghe kém, điếc dẫn truyền mức độ trung bình.

Bé được cho dùng kháng sinh, kháng viêm và tiếp tục vệ sinh tai vài ngày sau để lấy hết dịch trong tai. Theo BS Thúy, quá trình điều trị bệnh nhi còn kéo dài ít nhất 3-6 tháng, sau đó mới tính đến phương án phẫu thuật để vá màng nhĩ cho bé.

BS Thúy khuyến cáo pin điện tử hay pin cúc áo hay gặp trong đồ chơi trẻ em, đồ chơi Trung Quốc có kích thước rất nhỏ nên trẻ dễ lấy tháo ra chơi. Trẻ nhỏ không nhận biết được mức độ nguy hiểm khi nhét vào các hốc mũi tự nhiên như mũi, tai sẽ gây mắc kẹt không lấy ra được. Ngoài ra, trong viên pin có dung dịch kiềm, độ ăn mòn cao, khi tiếp xúc với niêm mạc sẽ gây ra bỏng lạnh, mức độ bỏng nặng và nguy hiểm hơn bỏng nóng.

Nếu xử lý trễ (trên 24 tiếng), trẻ có thể đối diện các biến chứng cực kỳ nguy hiểm như thủng, hoại tử niêm mạc, sẹo dính niêm mạc nơi tiếp xúc. Do đó, khi phát hiện trẻ nhét pin vào mũi, tai, gia đình và nhà trường nên chuyển trẻ đến bệnh viện chuyên khoa để xử trí lấy dị vật, bơm rửa tại chỗ vùng có pin, tránh mô hoại tử lan rộng.

Từ đầu năm đến nay, bệnh viện đã xử lý 38 trường hợp trẻ nhét pin đồ chơi, pin cúc áo vào mũi, tai, chủ yếu là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh và nhà trường cần quan sát trẻ chơi đùa, không chọn đồ chơi sử dụng pin điện tử, đặc biệt đồ chơi tháo rời được pin không phù hợp độ tuổi của bé.

Theo Infonet
BTC chương trình với nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm mang đến những kỷ niệm đẹp cho các bạn học sinh Ảnh: BTC.
Điểm nhấn thú vị trong ngày hội tư vấn tuyển sinh Diễn Châu 3 Open Day
(Ngày Nay) - Tiếp nối 14 mùa tổ chức thành công rực rỡ, Diễn Châu 3 Open Day 2025 đã chính thức khởi động trở lại với chủ đề “Dream Catcher”. Với tinh thần nhiệt huyết cùng những giá trị thiết thực, chương trình nhận được sự hưởng ứng và quan tâm đông đảo từ phía học sinh cũng như các bậc phụ huynh.
Google đối diện rắc rối pháp lý mới
Google đối diện rắc rối pháp lý mới
(Ngày Nay) -  Ngày 6/1, Google cho biết công ty con này của Alphabet đang phải đối mặt với khiếu nại thứ hai từ tổ chức đại diện quyền lợi cho người lao động Mỹ.
Thắp lên nhiệt huyết của giáo viên mầm non nhờ chính sách
Thắp lên nhiệt huyết của giáo viên mầm non nhờ chính sách
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh hiện nay, việc thu hút và giữ chân giáo viên mầm non là một thách thức lớn đối với nhiều địa phương. Tại tỉnh Tây Ninh, tình trạng thiếu giáo viên mầm non đang trở thành một vấn đề nan giải, mặc dù ngành Giáo dục đã nỗ lực tuyển dụng.
Điện ảnh Việt: Học hỏi để chuyển mình
Điện ảnh Việt: Học hỏi để chuyển mình
(Ngày Nay) - Điện ảnh Việt Nam đang bước vào một giai đoạn chuyển mình quan trọng, khi sự cạnh tranh không chỉ dừng lại ở những tác phẩm nội địa mà còn đối diện với làn sóng mạnh mẽ từ các nền điện ảnh châu Á khác như Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản.