Bên trong đại công trình trùng tu Nhà thờ Đức Bà Paris

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngọn tháp cùng với chú gà trống vàng mới trên đỉnh của Nhà thờ Đức Bà Paris (Pháp) đã được hoàn thành vào tuần trước sau nhiều năm trùng tu vì bị cháy.
Bên trong đại công trình trùng tu Nhà thờ Đức Bà Paris

Khi khách du lịch và người dân Paris tụ tập bên ngoài nhà thờ để chiêm ngưỡng công trình biểu tượng, thì gần 500 thợ vẫn đang bận rộn với công việc để sẵn sàng mở cửa Nhà thờ Đức Bà Paris vào năm tới.

Trong chuyến thăm công trường trùng tu nhà thờ gần đây, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hứa rằng các công trình sẽ diễn ra đúng tiến độ để Nhà thờ Đức Bà mở cửa vào ngày 8/12/2024, tức là 5 năm 7 tháng sau trận hỏa hoạn đã thiêu rụi phần lớn nhà thờ 860 năm tuổi này.

Ông Philippe Jost thuộc "Rebuilding Notre Dame de Paris" (cơ quan chịu trách nhiệm bảo tồn và trùng tu nhà thờ) phát biểu trước Quốc hội Pháp hôm 13/12: "Vào thời điểm Thế vận hội Olympic diễn ra (tháng 7/2024), chúng tôi dự kiến sẽ tháo dỡ giàn giáo phần trên của ngọn tháp và hoàn thành phần lớn phần mái, để người dân Paris và du khách từ khắp nơi trên thế giới có thể thấy rằng nhà nhờ sắp được hồi sinh sớm thế nào".

Theo Rebuilding Notre Dame de Paris, có gần 250 công ty và xưởng nghệ thuật trên khắp nước Pháp tham gia vào quá trình cải tạo nhà thờ. Quá trình này có sự tham gia của các thợ mộc, thợ đá, thợ giàn giáo, nhà điêu khắc, thợ mạ vàng, thợ làm thủy tinh và thậm chí cả thợ chế tạo đàn organ. Họ đang khôi phục cây đàn organ khổng lồ của Nhà thờ Đức Bà và cũng là cây đàn organ lớn nhất ở Pháp.

Sau trận hỏa hoạn năm 2019, hai năm đầu tiên được dành cho việc bảo vệ nhà thờ, hoàn thành nghiên cứu dự án và trao thầu. Giai đoạn khôi phục sau đó mới chính thức bắt đầu vào năm 2021.

Trong những tháng gần đây, những thay đổi rõ ràng nhất đã được thể hiện qua quá trình khôi phục khung mái, chóp và các phòng trưng bày lớn phía trên.

14 triệu du khách sẽ tới xem kết quả của công tác trùng tu nhà thờ. Hiện tại, những người chiêm ngưỡng cấu trúc gothic của nhà thờ từ bên ngoài đã rất phấn khích trước viễn cảnh có thể vào lại đây.

Tên của những người tham gia xây dựng lại Nhà thờ Đức Bà cũng đã được gắn vĩnh viễn vào nhà thờ mới. Một ống đã được đặt bên trong con gà trống vàng gắn trên đỉnh chóp tháp vào ngày 16/12, chứa tài liệu liệt kê tên 2.000 người đã tham gia vào công trình.

Con gà trống trước đây của ngọn tháp nhà thờ đã được tìm thấy hư hỏng trong đống đổ nát, một ngày sau vụ hỏa hoạn. Theo Giáo phận Paris, bên trong con gà trống là thánh tích (di hài) của Thánh Denis và Thánh Geneviève, cũng như một mảnh vương miện gai của Chúa Kitô. Tất cả đều còn nguyên vẹn và đã được đặt bên trong con gà trống mới.

Con gà trống cũ - cùng với sáu cửa sổ kính màu sắp được thay thế - sẽ được đặt trong một bảo tàng mới dành riêng cho Nhà thờ Đức Bà. Ông Macron đã phát biểu gần đây về bảo tàng mới: "Nó sẽ là một bảo tàng nghệ thuật, một bảo tàng lịch sử, một bảo tàng để mô tả công trường xây dựng của Nhà thờ Đức Bà Paris".

Con gà trống vàng mới của ngọn tháp, do kiến trúc sư Philippe Villeneuve thiết kế, chứa các di vật được cứu khỏi trận hỏa hoạn và một tài liệu có tên của những người thực hiện tái thiết.

Chi phí xây dựng lại Nhà thờ Đức Bà dự kiến vào khoảng 700 triệu euro. Tổng cộng, 846 triệu euro đã được quyên góp từ 340.000 nhà tài trợ ở 150 quốc gia.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.