Bệnh đậu mùa khỉ thử thách tinh thần đoàn kết y tế toàn cầu

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Mặc dù hầu hết các ca tử vong do đậu mùa ở khỉ xảy ra ở châu Phi, châu lục này vẫn chưa nhận được bất kỳ loại vaccine nào. Trong cuộc cạnh tranh giành vaccine đậu mùa khỉ, EU và Mỹ một lần nữa bỏ rơi châu Phi.
Bệnh đậu mùa khỉ thử thách tinh thần đoàn kết y tế toàn cầu

Theo nhận định của trang tin Politico.eu, đang có sự tương đồng giữa đại dịch COVID-19 và sự bùng phát bệnh đậu mùa ở khỉ khi hàng triệu liều vaccine có sẵn trên toàn cầu, nhưng các nước giàu có đã và đang sở hữu phần lớn.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hiện có khoảng 16 triệu liều vaccine, gọi là MVA-BN, đã được Canada, EU và Mỹ cấp phép sử dụng để chống lại bệnh đậu mùa khỉ, nhưng không có lô hàng nào được phân phát cho người châu Phi.

Kể từ đầu năm, hầu hết trong số hàng chục nghìn trường hợp mắc bệnh đậu mùa ở khỉ đã được báo cáo bên ngoài châu Phi. Nhưng phần lớn các trường hợp tử vong là tại châu lục này, với số liệu mới nhất của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) châu Phi cho thấy hơn 100 người đã chết vì bệnh đậu mùa khỉ trong năm nay ở các nước châu Phi. Bên ngoài châu Phi, chỉ có một số ít người thiệt mạng.

Trong khi người châu Âu có thể đi lại xuyên biên giới để tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ, thì đối với những người sống ở các nước châu Phi như Nigeria và Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi bệnh đậu mùa khỉ đang hoành hành, không có khả năng này.

Ahmed Ogwell Ouma, quyền Tổng giám đốc CDC châu Phi nói: “Cho đến nay, chúng tôi chưa nhận được loại vaccine ngừa bệnh đậu mùa khỉ nào ở châu Phi, mặc dù chúng tôi tiếp tục hợp tác với các tổ chức liên quan và các đối tác của chúng tôi trên toàn thế giới".

Việc thiếu khả năng tiếp cận vaccine đậu mùa khỉ ở châu Phi đã dẫn đến sự chỉ trích của hàng loạt các nhà hoạt động, những người cho rằng kiến ​​trúc y tế toàn cầu nhằm cho phép phản ứng nhanh trong một cuộc khủng hoảng y tế về cơ bản đã bị phá vỡ.

“Những bất bình đẳng về y tế này không có gì mới. Chúng tôi đã thấy trong nhiều thế hệ, đặc biệt là liên quan đến việc tiếp cận điều trị [HIV], cũng như trong đại dịch COVID-19”, Susan Cole, thành viên tại NAM supportsmap, một tổ chức từ thiện của Anh chia sẻ.

Sự tức giận cũng đã xuất hiện. “Phần lớn các trường hợp tử vong do bệnh đậu mùa khỉ là ở châu Phi. Tuy nhiên, lục địa này vẫn là phần duy nhất của thế giới không có liều vaccine nào. Không công bằng!", Giám đốc điều hành Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) Winnie Byanyima viết.

Rolf Sass Sørensen, Giám đốc Truyền thông và quan hệ đầu tư của công ty công nghệ sinh học Bavarian Nordic cho biết “phần lớn số vaccine ngừa đậu mùa khỉ (khoảng 12 triệu liều) thuộc về Mỹ (EU và Anh đảm bảo có 160.000 và 130.000 liều)” như một phần của thỏa thuận kéo dài nhiều năm với Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Tiên tiến Y sinh (BARDA). Khi Mỹ yêu cầu, chúng sẽ được đóng vào các lọ và giao hàng, nhưng chúng không thể được bán cho bất kỳ khách hàng nào khác.

Trong khi đó, WHO yêu cầu các quốc gia có vaccine đậu mùa chia sẻ với những quốc gia không có vaccine. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói: “Chúng ta phải đảm bảo việc tiếp cận công bằng với vaccine cho tất cả các cá nhân và cộng đồng bị ảnh hưởng bởi bệnh đậu mùa khỉ ở tất cả các quốc gia, ở tất cả các khu vực”. Nhưng điều đó đã không xảy ra, bất chấp những sai lầm từ đại dịch COVID-19.

UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.