Bệnh lao trẻ em: Hiểu đúng để điều trị sớm

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, số trẻ mắc lao chiếm từ 10-12% tổng số bệnh nhân lao mới và lao tái phát hằng năm. Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 10,6 triệu ca mắc lao mới trong đó có 1,2 triệu ca ở trẻ em dưới 15 tuổi và khoảng 13.000 trẻ em mắc lao các thể cần điều trị.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nguồn lây nhiễm chủ yếu từ gia đình

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, mỗi năm ghi nhận khoảng 70-80 trẻ em mắc lao. Đáng chú ý, hầu hết những trường hợp này đều nặng, khó chẩn đoán, bệnh nhân nhập viện khi tình trạng bệnh đã trở nặng, nếu chữa khỏi thì cũng để lại di chứng nặng nề. Trong số này, lao phổi - màng phổi chiếm tỷ lệ cao nhất (45%), tiếp theo là lao toàn thể (18%) và lao màng não (30%) cùng với đó còn có lao xương, lao hạch. Đặc biệt, phần lớn những trường hợp nặng là trẻ dưới 5 tuổi và thường phát bệnh trong vòng 2 năm sau khi tiếp xúc với nguồn lây nhiễm.

Theo các chuyên gia, nguồn lây nhiễm chủ yếu đến từ mẹ hoặc cha (47,4%). Ngoài ra, tỷ lệ nhiễm lao cao thường xảy ra ở những trẻ em đã tiếp xúc với nguồn lây nhiễm. Đáng chú ý, tỷ lệ tử vong ở trẻ em sống trong gia đình có người mắc bệnh lao cao hơn, đặc biệt nếu trong gia đình có người mẹ bị lao thì tỷ lệ tử vong ở trẻ mắc lao có thể tăng gấp 8 lần.

Theo bác sĩ Nguyễn Phương Thảo, Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi Trung ương), lao là một bệnh truyền nhiễm, một nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong trên thế giới. Bệnh trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra, bệnh lây lan khi người bị bệnh lao phát tán vi khuẩn vào không khí.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, tất cả các cơ quan nội tạng đều có thể nhiễm lao như lao lá lách, lao màng não, lao cột sống… Hai nhóm lao nặng nhất là lao toàn thể và lao màng não, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Trẻ dưới 3 tuổi có nguy cơ mắc lao màng não lớn nhất.

Các gia đình cần lưu ý triệu chứng lâm sàng nghi lao ở trẻ em như: Sốt âm ỉ kéo dài, đổ mồ hôi trộm, trẻ mệt mỏi hoặc giảm chơi đùa, chán ăn, không tăng cân hoặc sụt cân, suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào cơ quan mắc lao trẻ có thể ho dai dẳng, nổi hạch, đau đầu, co giật, đau khớp…, các triệu chứng này thường kéo dài trên 2 tuần, không cải thiện với việc điều trị thông thường, bác sĩ Khanh cho biết thêm.

Chủ động phòng bệnh

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi đồng 1 thông tin: Khi trẻ được chẩn đoán mắc bệnh lao thì điều đầu tiên là cha mẹ phải thật kiên trì để chữa bệnh cho con bởi phác đồ điều trị có thể kéo dài từ 6-12 tháng, tùy thuộc vào cơ quan mắc lao và giai đoạn bị bệnh. Bệnh lao ở trẻ em có thể chữa khỏi được với hóa trị lao ngắn ngày, các thể nặng càng cần được chẩn đoán sớm và điều trị đúng nguyên tắc (uống thuốc đúng, đủ, đều và không được bỏ sót). Việc tuân thủ điều trị có thể giúp phòng lao kháng thuốc, bởi dạng này thường phát sinh qua việc lựa chọn các chủng vi khuẩn đột biến do người bệnh không tuân thủ điều trị. Nhiễm lao kháng thuốc dẫn đến khó khăn trong điều trị, tăng chi phí điều trị và tỷ lệ di chứng. Đặc biệt, chủng vi khuẩn kháng thuốc này cũng có thể lây cho người khác. Việc thông báo kịp thời mọi dấu hiệu không bình thường trong quá trình điều trị là điều cần thiết để đảm bảo can thiệp và điều chỉnh phù hợp từ phía bác sĩ.

Để phòng bệnh lao cho trẻ, bác sĩ khuyến cáo: Việc áp dụng các biện pháp phòng bệnh không chỉ giảm nguy cơ mắc bệnh mà còn hạn chế lây lan bệnh sang người khác. Phát hiện sớm và điều trị hiệu quả cùng với việc cách ly có thể giúp giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm. Trẻ em tiếp xúc với nguồn lây nhiễm cần được sàng lọc và theo dõi chặt chẽ tại cơ sở y tế.

Bên cạnh đó, kiểm soát vệ sinh môi trường cũng là biện pháp quan trọng để ngăn chặn lây nhiễm. Việc này gồm tránh tiếp xúc với nguồn lây nhiễm bệnh lao; thay đổi hành vi của người bệnh (đeo khẩu trang hoặc có khăn che miệng khi tiếp xúc nói chuyện với người khác; khạc đờm và bỏ đúng nơi quy định, rửa tay xà phòng thường xuyên) để hạn chế sự phát tán vi khuẩn ra môi trường

Đặc biệt tiêm vaccine BCG được coi là biện pháp hiệu quả để phòng bệnh lao ở trẻ em. Vaccine này có sẵn trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, giúp kích thích hệ miễn dịch của trẻ phát triển khả năng chống lại vi khuẩn lao. Đồng thời, vaccine cũng giúp ngăn chặn sự lây truyền của bệnh và bảo vệ trẻ khỏi các biến chứng nguy hiểm của bệnh lao.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Viết Nhung, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, bệnh lao ở trẻ em khó phát hiện và chẩn đoán do các triệu chứng lâm sàng thường mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do vậy, cha mẹ cần chú ý chăm sóc sức khỏe của con mình đặc biệt khi gia đình có người nhiễm lao. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời, giúp phát hiện, điều trị bệnh lao sớm nếu có.

Hiện nay, thuốc chống lao được Chương trình chống lao quốc gia cấp cho bệnh nhân điều trị tại các tuyến trên toàn quốc. Trẻ dưới 6 tuổi được miễn phí khám, điều trị lao. Ở tất cả các huyện đều có tổ chống lao nên người bệnh có thể yên tâm khám, chữa bệnh. Nhiều nơi bệnh nhân được chuyển về quản lý và chữa trị tại trạm y tế xã gần nhà, rất thuận tiện trong quá trình chữa bệnh. Vì vậy kiểm soát và ngăn chặn bệnh lao ở trẻ em đòi hỏi sự đồng lòng và vào cuộc quyết liệt từ cha mẹ các em.

Theo các chuyên gia y tế, chúng ta có thể hy vọng vào một tương lai không còn bệnh lao ở trẻ em. Do đó, mỗi gia đình hãy tiếp tục hành động để mang lại một thế giới khỏe mạnh và bền vững cho tương lai của con em, chung tay cùng ngành y tế tiến tới thanh toán bệnh lao vào năm 2030 theo mục tiêu cơ bản của Chiến lược Quốc gia phòng, chống bệnh lao.

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.