Bệnh nặng vì 'bác sĩ Google'

[Ngày Nay] - Chỉ vì nghe lời mách bảo của người khác, nhiều bà mẹ đã mắc sai lầm khi dùng kinh nghiệm dân gian là lấy lá trầu hơ nóng để chữa bệnh cho con.
Bé gái bị bỏng nặng vùng ngực do người nhà trị sổ mũi cho bé bằng lá trầu không.
Bé gái bị bỏng nặng vùng ngực do người nhà trị sổ mũi cho bé bằng lá trầu không.

Mới đây, bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) đã tiếp nhận một bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sốt nặng kèm theo bỏng da độ II diện rộng vùng bụng và ngực. Bệnh nhi nói trên là cháu M.H.P.L. (14 ngày tuổi), trú xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Mẹ bệnh nhi cho biết, trước đó một ngày thấy cháu bị chướng bụng, nghe người khác mách bảo theo kinh nghiệm dân gian nên chị đã dùng lá trầu không hơ nóng và dán lên bụng, ngực bé. Sau khi dán, thấy cháu quấy khóc, xuất hiện sốt, da vùng bụng, ngực bị đỏ và phồng rộp nên gia đình đã cho cháu nhập viện.

Bác sĩ Phạm Thị Ngọc Hân, Phụ trách khoa Nhi cho biết, đây là một trường hợp tự chữa bệnh ở nhà theo kinh nghiệm dân gian dẫn đến biến chứng.“Hiện tại, toàn trạng cháu đang ổn định, bỏng nhiệt độ II diện rộng vùng bụng và ngực. Chúng tôi đã tiến hành hội chẩn và điều trị tích cực cho cháu”, bác sĩ Hân cho hay.

Cũng theo các bác sĩ, xuất phát từ tâm lý không lạm dụng kháng sinh, chữa bệnh bằng mẹo dân gian, nhiều mẹ trẻ hiện nay đang tự chữa bệnh cho con theo kiểu truyền miệng hoặc chữa bệnh theo “bác sĩ Google”. Điều này thực sự rất nguy hiểm, có thể gây tổn hại nặng nề cho sức khỏe của trẻ.

Trước đó, các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cũng đã từng tiếp nhận trường hợp một bé gái bị bỏng nặng vùng ngực do người nhà trị sổ mũi cho bé bằng lá trầu không. Mẹ bệnh nhi cho hay, từ khi 3 tháng tuổi, bé thường bị sổ mũi và khò khè về đêm. Dù được chữa nhiều lần tại bệnh viện tuyến dưới, bé vẫn không khỏi. Được mọi người mách hơ nóng lá trầu không đắp lên ngực sẽ khỏi bệnh nên bà nội của cháu đã thực hiện theo phương pháp đó. Tuy nhiên, sau khi đắp lá trầu không lên ngực, bé quấy khóc nhiều. Nhận thấy có dấu hiệu bất thường, gia đình mới hốt hoảng bế con đến bệnh viện thăm khám.

Qua những trường hợp trên, các bác sĩ cảnh báo, da của trẻ rất non nớt, dễ bị bỏng và dị ứng, vậy nên việc cha mẹ tự ý dùng các loại lá, thảo dược đắp lên da trẻ sẽ dễ gặp phải những hậu quả tai hại.

Do đó, nếu thấy trẻ có dấu hiệu bất thường nên đưa trẻ đến khám bác sĩ để phát hiện và điều trị kịp thời, không dùng bất cứ thuốc gì, phương pháp gì khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Nói về phương pháp chữa bệnh bằng lá trầu không, thạc sĩ, lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam, cho biết lá trầu không được dùng trong đông y để sát trùng và giảm đau. Lá trầu không rất nóng, có tinh dầu, nếu hơ nóng và đắp lên ngực trẻ có thể gây bỏng.

Hiện nay, đông y có nhiều vị thuốc trị chướng bụng và sổ mũi tác dụng tốt hơn lá trầu không rất nhiều. Gừng và tỏi là những gia vị quen thuộc và hữu hiệu. Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo tuyệt đối không đắp các loại gia vị này trên da trẻ, vì chúng đều có tính nóng có thể gây bỏng.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.