Bệnh tay chân miệng khi vào mùa và những điều cần biết

Dịch bệnh tay chân miệng rơi vào khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm. Bệnh này chưa có vắc xin điều trị, nếu trẻ nhỏ bị bệnh, không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bệnh tay chân miệng khi vào mùa và những điều cần biết

Theo thông tin trên Trí thức trẻ, bác sĩ Nguyễn Văn Thường – Trưởng Khoa Nhi, BV Đa khoa Xanh Pôn, cho biết, trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận trên dưới 5 trẻ đến khác vì bệnh tay chân miệng, đáng chú ý, hầu hết bệnh nhân đều dưới 5 tuổi, nhiều nhất là nhóm trẻ em 3 tuổi đang học mầm non.

Trong khi đó Còn tại Bệnh viện Nhi T.Ư, ghi nhận bệnh nhi đến khám và nhập viện cũng tăng nhanh lên, hầu hết các ca bệnh đi kèm với các triệu chứng viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, tiêu chảy cấp… khiến trẻ mệt mỏi kéo dài.

Tìm hiểu về bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh do virus cấp tính nhiễm trùng lây qua đường tiêu hóa, hô hấp, vì vậy dễ lây lan thành dịch. Bệnh này hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu mà thuốc điều trị chủ yếu là để hỗ trợ triệu chứng. Thông thường bệnh diễn biến từ 1 tuần đến 10 ngày thì các triệu chứng sẽ hết.

Bệnh tay chân miệng khi vào mùa và những điều cần biết ảnh 1

Bệnh tay chân miệng chưa có vắc xin điều trị, trẻ nhỏ mắc bệnh nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Triệu chứng bệnh tay chân miệng

Triệu chứng đầu tiên thường là sốt 38 – 39 độ C, biếng ăn, mệt mỏi và đau họng. Một đến hai ngày sau khi xuất hiện sốt trẻ bắt đầu đau miệng. Khám họng trẻ có thể phát hiện các chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành các bọng nước và thường tiến triển đến loét. Các tổn thương này có thể thấy ở lưỡi, nướu và bên trong má. Thời gian ủ bệnh từ 3 đến 7 ngày.

Ban da xuất hiện trong vòng 1 đến 2 ngày với các tổn thương phẳng trên da hoặc có thể gồ lên, máu đỏ và một số hình thành bọng nước. Ban này không ngứa và thường khu trú ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Tuy nhiên, ban cũng có thể xuất hiện ở mông. Một số trường hợp, ban chỉ xuất hiện ở miệng mà không thấy ở các vị trí khác.

Phân biệt bệnh tay chân miệng với các bệnh khác

Có thể phân biệt bệnh tay chân miệng với các nhiễm vi rút khác bằng những điểm sau:

- Tuổi của người bệnh: Bệnh tay chân miệng hay gặp nhất ở trẻ dưới 10 tuổi

- Mô hình triệu chứng : Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng bắt đầu bằng sốt cao và đau họng; sau đó các vết loét phát triển trong miệng của trẻ, tiếp theo là các nốt phát ban ở bàn tay và bàn chân.

- Biểu hiện của các nốt: Những nốt xuất hiện ở bệnh tay chân miệng nhỏ hơn nốt thủy đậu và thường có màu sắc, kích thước và hình dạng khác biệt

- Ngoài ra có thể dùng tăm bông quệt vùng da, họng hoặc trực tràng của người bệnh và mang xét nghiệm. Đối với trẻ em có thể dùng mẫu phân.

Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân nếu không thực sự cần thiết.

Sau khi chăm sóc bệnh nhân, cần rửa tay kỹ với xà phòng.

Tuyệt đối không được chọc vỡ các mụn nước bọng nước trên da bệnh nhân.

Giặt các đồ dùng của bệnh nhân và lau phòng ở của bệnh nhân bằng các dung dịch sát khuẩn có chlor. Cần theo dõi chặt chẽ những trẻ có biểu hiện sốt trong vùng dịch. Cho trẻ nghỉ học, hạn chế đi chơi cho đến khi khỏi bệnh.

Với các vật dụng, cũng như đồ chơi của trẻ, các bậc cha mẹ nên thường xuyên lau rửa sạch sẽ cho con. Tránh tình trạng nhiễm bẩn khi trẻ cho vào miệng rất dễ dẫn tới nguy cơ nhiễm khuẩn.

Quỳnh Mai (t/h)

EU khiếu nại lên WTO việc Trung Quốc áp thuế rượu mạnh
EU khiếu nại lên WTO việc Trung Quốc áp thuế rượu mạnh
(Ngày Nay) - Ngày 25/11, Liên minh châu Âu (EU) chính thức khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), phản đối động thái của Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá đối với rượu mạnh nhập khẩu từ khối 27 nước thành viên này.
"Kết nối năm châu" tại lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội 2024
"Kết nối năm châu" tại lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội 2024
(Ngày Nay) -  Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội 2024, do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 29/11 đến 1/12 tại Công viên Thống Nhất. Với chủ đề "Hà Nội kết nối năm châu," sự kiện quy tụ các hoạt động đặc sắc, tạo không gian giao lưu văn hóa và ẩm thực quốc tế.
Vấn nạn bỏ học ở Nhật Bản
Vấn nạn bỏ học ở Nhật Bản
(Ngày Nay) - Để đối phó với tình trạng học sinh bỏ học ngày càng gia tăng, Nhật Bản đã đưa ra nhiều chính sách mới nhằm tạo ra một môi trường học đường an toàn, thân thiện và phù hợp với nhu cầu của từng trẻ nhỏ .
Tập đoàn Tân Á Đại Thành tự hào được vinh danh trong Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024.
Tập đoàn Tân Á Đại Thành được vinh danh trong Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024
(Ngày Nay) - Vừa qua, Tân Á Đại Thành đã được vinh danh trong Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, đồng thời, Tập đoàn cũng đứng trong Top 5 nơi làm việc tốt nhất nhóm ngành hàng Sản xuất Chế biến Chế tạo Công nghiệp, theo công bố của Anphabe. Đây là minh chứng cho những thành tựu của Tập đoàn trong việc xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp , sáng tạo và bền vững.
Ukraine mất dần lợi thế ở vùng Kursk của Nga
Ukraine mất dần lợi thế ở vùng Kursk của Nga
(Ngày Nay) - Tình hình chiến sự tại vùng Kursk của Nga đang trở nên bất lợi cho Ukraine khi Nga gia tăng lực lượng nhằm giành lại quyền kiểm soát khu vực này. Trong khi đó, tình hình ở mặt trận phía Đông Ukraine cũng đang diễn biến phức tạp.
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
(Ngày Nay) - Theo một nghiên cứu mới được công bố, mức sử dụng kháng sinh trên toàn cầu đã tăng 21% kể từ năm 2016, làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về nguy cơ kháng thuốc kháng sinh. Phân tích dữ liệu từ 67 quốc gia cho thấy xu hướng gia tăng đáng báo động này.