Bí ẩn loài cá mập khổng lồ thời tiền sử

- Megalodon là một loài cá mập thời tiền sử, là kẻ đứng đầu chuỗi thức ăn từ cuối kỉ Oligocene cho đến đầu kỉ Pleistocene (từ 28 đến 1,5 triệu năm trước). Do kích thước khổng lồ và bộ hàm mạnh mẽ nên chúng gần như không có đối thủ. Vậy đâu là nguyên nhân loài này tuyệt chủng? Hoặc có lẽ nào kẻ săn mồi tối thượng này vẫn còn lẩn khuất dưới đáy đại dương?

Bí ẩn loài cá mập khổng lồ thời tiền sử

Phân loại

Ngày trước người ta tin rằng chi Megalodon thuộc về chi Carcharodon. Điều này là do răng của chúng khá giống với các loài khác thuộc chi đặc biệt này, ví dụ loài cá mập trắng lớn (Carcharodon carcharias). Vào năm 1923, một giả thuyết khác nổi lên, cho rằng Megalodong thuộc về chi Cararocles do quá trình tiến hóa của nó. Tới nay mọi việc vẫn chưa ngã ngũ.

Phạm vi và môi trường sống

Hóa thạch của Megalodon chỉ ra rằng chúng có thể dễ dàng thích nghi với các môi trường sống khác nhau. Kết quả là nó sống cả ở vùng nước ven biển và ở đáy sâu.

Môi trường sống của chúng cũng phụ thuộc vào tuổi đời- Megalodon trưởng thành hiếm khi xuất hiện gần bờ biển, trái ngược với những con non.

Đặc trưng

Dựa trên các hồ sơ hóa thạch, các nhà nghiên cứu tuyên bố rằng Megalodon không khác lắm so với cá mập trắng lớn. Do không có hồ sơ hóa thạch hoàn chỉnh về loài cá mập tiền sử này, nên loài cá mập trắng được dùng làm mô hình tham khảo để ước tính kích thước và cấu tạo giải phẫu của megalodon.

Mặc dù các nhà cổ sinh vật học vẫn chưa có được bộ xương hoàn chỉnh nào, họ đã tìm được một cấu trúc răng gần như hoàn chỉnh, cho phép họ tái tạo bộ hàm tương đối chính xác. Megalodon có bốn loại răng và tổng cộng có 276 chiếc răng, được sắp xếp thành năm hàng. Các nhà cổ sinh vật học cho rằng hàm Megalodon rộng hơn 2 mét.

Lực cắn mạnh nhất - nhát cắn chết người

Không thể chối cãi rằng Megalodon là một con vật mạnh mẽ. Năm 2008, một nhóm các nhà khoa học Australia và Mỹ, thông qua mô phỏng máy tính, đã tính toán lực tấn công của Megalodon vào con mồi của nó.

Kết quả cho thấy lực cắn của loài cá mập thời tiền sử này có thể đạt từ 11 đến 18,6 tấn / cm2. Một giá trị to lớn như vậy là đủ để nghiền nát hộp sọ cá voi, vốn là một món ngon cho Megalodon và là thức ăn chính của loài này. "Để tham khảo, lực cắn của cá mập trắng ngày nay chỉ khoảng 1,8 tấn / cm2."

Thói quen ăn uống

Mặc dù cá mập thường là những kẻ săn mồi cơ hội, các nhà nghiên cứu cho rằng Megalodon là loài thú săn mồi hoàn hảo. Kích thước khổng lồ, bộ hàm mạnh mẽ kết hợp với tốc độ cao và sự khéo léo trong nước đã khiến Megalodon có thể săn lùng hầu hết mọi loài động vật sống ở biển vào thời điểm đó.

Do đó, cá heo, tất cả các loại cá voi bao gồm cá nhà táng, cá mái chèo, cá heo và thậm chí cả rùa biển khổng lồ đều thành mồi ngon cho megalodon.

Sinh sản và trưởng thành

Xét về sinh sản và trưởng thành, megalodon cũng không quá khác biệt so với cá mập lớn ngày nay. Chúng là loài noãn thai sinh và con non dài từ 2 đến 4 mét khi sinh.

Theo Tiền Phong
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.