Sao Thiên Vương, hành tinh thứ 7 tính từ Mặt Trời do nhà thiên văn học William Herschel khám phá ra.
Sao Thiên Vương được đặt tên theo vị thần bầu trời của người Hy Lạp cổ Uranus. Đây là hành tinh duy nhất lấy tên theo một vị thần trong thần thoại Hy Lạp thay vì trong thần thoại La Mã.
Sao Thiên Vương có thành phần hóa học tương tự như sao Hải Vương nhưng khác biệt so với hai hành tinh khí khổng lồ lớn hơn là sao Mộc và sao Thổ. Vì lý do này, các nhà thiên văn đôi khi phân loại sao Thiên Vương thuộc dạng “hành tinh băng khổng lồ”.
Trục của Trái Đất chỉ bị nghiêng một góc bằng 23,5 độ, nhưng trục quay của sao Thiên Vương bị nghiêng một góc rất lớn bằng 98 độ, gần song song với mặt phẳng quỹ đạo. Do đó, cực bắc và cực nam của hành tinh này gần như nằm tại vị trí xích đạo so với những hành tinh khác. Hai vùng cực nhận được nhiều năng lượng ánh sáng Mặt Trời hơn vùng xích đạo. Đây cũng là hành tinh duy nhất không thoát nhiệt bên trong lõi. Nó có vành đai như sao Thổ nhưng mờ hơn.
Nhóm thiên văn học của Đại học Durham (Anh) đã tổng hợp một loạt các hình ảnh mô phỏng trên máy tính ở độ phân giải cao, trong nỗ lực lý giải trục nghiêng quá mức đến nỗi khiến hành tinh dường như lăn tròn trong không gian. Mô phỏng máy tính chi tiết cho thấy một tảng đá khổng lồ đã rơi xuống hành tinh thứ bảy từ mặt trời, Nhà nghiên cứu thiên văn học của Đại học Durham, Jacob Kegerreis - đã trình bày phân tích đó của mình trên chuyên san Astrophysical. Kegerreis cũng cho biết các mô phỏng trên máy tính cho thấy chi tiết của vụ va chạm vầ sự định hình lại của Sao Thiên Vương có thể xảy ra trong vài giờ đồng hồ. Thế nhưng họ vẫn chưa xác định được tình hình thực tế lúc đó là như thế nào.
Nhóm chuyên gia đã phân tích hơn 50 kịch bản khác nhau, và nạp vào siêu máy tính để xem kịch bản nào tạo ra các đặc điểm trên thực tế của sao Thiên Vương như ngày nay, tức đẩy bật hành tinh lật ngửa nhưng không tống được nó khỏi vị trí hiện tại.
Vụ va chạm đã xảy ra cách đây 3 tỷ đến 4 tỷ năm, có khả năng xảy ra trước khi các mặt trăng lớn hơn của Thiên vương tinh hình thành. Nó cũng đã tạo ra một lớp vỏ băng giá giữ nhiệt bên trong của hành tinh này, Kegerreis nói. (Bề mặt của Thiên vương tinh là âm 357 độ, hoặc âm 216 độ C.)
Các nhà thiên văn dựa vào dữ liệu thu thập từ chuyến bay của tàu vũ trụ Voyager 2 vào năm 1986 để mô phỏng từ quyển của hành tinh băng khổng lồ. Kết quả cho thấy từ trường sao Thiên Vương rất kỳ lạ. Trục từ trường không đi qua khối tâm của hành tinh mà bị nghiêng một góc bằng 60° so với trục quay và không đi ra khỏi các cực như của chúng ta, Jim Green - nhà khoa học của NASA cho hay.
“Cũng có thể vật thể lớn đã ‘quật ngã’ Thiên Vương tinh vẫn đang ẩn nấp đâu đó trong Hệ Mặt Trời và ở quá xa để chúng ta có thể nhìn thấy”, Green nói. Điều này cũng giải thích về một số quỹ đạo của hành tinh và cũng phù hợp với giả thuyết rằng một hành tinh X mất tích nào đó đang quay quanh Mặt Trời và còn ở xa hơn cả Sao Diêm Vương.
Green cũng cho rằng có thể rất nhiều tảng đá trong không gian có kích thước nhỏ đã đẩy Sao Thiên Vương thế nhưng nghiên cứu của Kegerreis lại cho rằng chỉ có một vật thể khổng lồ dã đâm vào nó.