Cánh đồng Chum trên cao nguyên Xieng Khouang ở Lào.
Trong nhiều thập kỉ, các nhà sử học và khảo cổ học đã cố gắng để làm sáng tỏ nơi mà hàng ngàn chiếc chum đá nằm rải rác khắp cao nguyên Xieng Khouang ở Lào.
Theo những phát hiện mới nhất, các nhà khoa học từ Đại học quốc gia Úc (ANU) lấy bối cảnh của dự án khai quật toàn diện vào năm 1930. Nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Dougald O’reilly đã khai quật hài cốt 2500 tuổi của những người cổ xưa ở cánh đồng Chum.
Hài cốt khai quật được trong những chiếc Chum.
Họ hi vọng sẽ tìm thấy những dấu vết mới để làm sáng tỏ mục đích của việc chôn cất những chiếc chum đá trên cao nguyên này. “Đây sẽ là bước phát triển lớn từ năm 1930 để tìm hiểu mục đích của những chiếc chum và những người tạo ra chúng” O’Reilly cho biết.
Trong những năm 1930, nhà khảo cổ học người Pháp Madeleine Colani, học giả đầu tiên khám phá cánh đồng Chum lập luận rằng nơi này có niên đại từ thời đồ sắt, phù hợp với tục lệ mai táng trong lịch sử. Có khoảng 400 chiếc chum nằm rải rác cách nhau khoảng từ 1 -3m, đây có lẽ là tục giữ hài cốt để hỏa táng.
Với giả thuyết này, Madeleine Colani hi vọng sẽ khám phá ra nghi thức tang lễ cổ xưa được thực hiện tại vùng này.
Các nhà khoa học đang nghiên cứu cánh đồng Chum để giải đáp những bí mật người cổ xưa.
Các nhà khảo cổ có thể xác định 3 loại an táng khác nhau trong các “ngôi mộ” trong quá trình khai quật. “Có những hố đầy xương với một khối đá vôi lớn đặt trên, một số lại chỉ có xương và các mảnh gốm tàu” O’Reilly cho biết “Việc khai quật của chúng tôi làm sáng tỏ dần những bí mật ở nơi đây, địa điểm chôn cất chính của người cổ xưa”.
Dựa trên những khám phá thú vị, các nhà khoa học cũng đặt ra câu hỏi mới làm rõ bí ẩn xung quanh cánh đồng Chum. Việc xác định những người đã khuất dựa trên các mảnh xương và tục lệ mai táng. Bên cạnh đó phần nghi lễ chưa được hé mở khiến việc nghiên cứu gặp khó khăn. Do đó, phân tích AND có lẽ sẽ là hi vọng lớn nhất để xác định thông tin của hài cốt.
Cánh đồng Chum được công nhận là di sản thế giới do Unesco bình chọn.
Ngoài ý nghĩa lịch sử và văn hóa, khám phá này cũng cung cấp cho các cơ quan chức năng nhiều thông tin về địa điểm du lịch của Lào, nơi được công nhận là di sản thế giới do Unesco bình chọn.
Tuệ Linh