Bí mật của những người ngủ ít

(Ngày Nay) - Nên ngủ đủ 8 tiếng/ngày để cơ thể được nghỉ ngơi và tái tạo sức lao động cho ngày mới. Nhưng những người thuộc nhóm ngủ ngắn tự nhiên (short – sleeper) chỉ cần ngủ 4 tiếng mỗi ngày là cơ thể đã cảm thấy thư giãn và tỉnh táo. Vậy bí mật của họ là gì?
Bí mật của những người ngủ ít

Con người tiêu tốn bao nhiêu thời gian cho việc ngủ? Theo các nhà khoa học Đức, nếu tuổi thọ trung bình của một người được tính khoảng 78 tuổi thì chúng ta sẽ ngủ khoảng 24 năm 4 tháng trong cuộc đời với 8 tiếng/ngày. Vậy bạn sẽ làm gì khi thời gian ngủ chỉ còn 12 năm 2 tháng, đồng nghĩa với việc bạn ngủ 4 tiếng/ngày? Abby Ross - nhà tâm lý học người Mỹ, người chỉ cần ngủ 4 tiếng/ngày để cơ thể thư giãn và tỉnh táo cho biết: “Tôi thấy mình như được sống hai cuộc đời vậy”. Hiện tượng ngủ ngắn này khiến mọi người thắc mắc, nguyên nhân nào khiến chất lượng giấc ngủ của họ hiệu quả như với người dành nửa ngày để chợp mắt? Và có thể thay đổi đặc điểm giấc ngủ để tăng hiệu quả giống như nhóm ngủ ngắn tự nhiên hay không?

Bí mật mang tên DEC2

Năm 2009, một vị khách nữ đã đến phòng thí nghiệm Ying-Hui Fu thuộc Trường Đại học California, San Franciso, Mỹ để phàn nàn về tình trạng dậy sớm quá mức của mình. Ban đầu, các chuyên gia của phòng thí nghiệm Ying - Hui Fu cho rằng là do thói quen ngủ sớm và dậy sớm của người phụ nữ này nhưng cô khẳng định mình luôn đi ngủ lúc nửa đêm và cứ đến 4 giờ sáng là tỉnh táo hoàn toàn không có hiện tượng ngái ngủ hay mệt mỏi. Không chỉ thế, các thành viên trong gia đình cô cũng có trạng thái tương tự. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành so sánh bộ gene của các thành viên trong gia đình người phụ nữ. Kết quả, họ phát hiện một đột biến nhỏ trong gene mang tên DEC2 có ở những người ngủ ngắn tự nhiên. Gene này không xuất hiện ở những người có giấc ngủ bình thường cũng như ở 250 tình nguyện viên tham gia nghiên cứu.

Tiến hành tạo biến đổi gene DEC2 trên chuột cho thấy chúng ngủ ít hơn hẳn nhưng vẫn hoạt động nhanh nhẹn như những con chuột khác khi cùng tham gia một bài kiểm tra.

Nguy cơ và lợi ích của ngủ ít

Thông thường, giấc ngủ ngắn thường ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và tuổi thọ. Các triệu chứng từ việc thiếu ngủ dẫn đến như trầm cảm, tăng cân, nguy cơ cao đột quỵ và tiểu đường. Theo các nhà nghiên cứu, nếu bạn chỉ ngủ 2 tiếng/ngày, chức năng nhận thức sẽ trở nên suy yếu nhanh chóng. Nhưng những người có đột biến gene DEC2 ngủ ít mà vẫn khỏe mạnh là một điều bí ẩn.

Các nhà khoa học đều đồng ý rằng, não bộ cần giấc ngủ để “dọn dẹp” sau một ngày làm việc và duy trì cân bằng bởi não không có nhiều thời gian nghỉ ngơi khi cơ thể hoạt động. Rõ ràng những người có gene DEC2 hoàn thành quy trình này ngắn hơn nhiều so với những người bình thường. Sau khi khám phá ra gene DEC2, nhiều người cho biết họ chỉ cần ngủ 4 tiếng, thậm chí có người ngủ 1-2 tiếng mỗi ngày mà vẫn hiệu quả. Abby Ross cho biết: “Giờ ngủ khác thường của tôi khiến tôi chỉ cần học đại học trong 2 năm rưỡi, đồng thời học thêm được nhiều kỹ năng mới”.

Bí mật DEC2 gợi mở nhiều vấn đề về giấc ngủ

Sau nghiên cứu ban đầu, TS. Fu cùng đồng nghiệp tiếp tục phân tích hệ gene của nhiều gia đình khác cũng có tình trạng ngủ ngắn tự nhiên. Bà khẳng định đây là bước đầu tiên trong quá trình tìm hiểu về đột biến gene của người có giấc ngủ ngắn, nhưng đây sẽ là nền tảng để phát triển các kiến thức sau này. Bà hy vọng phát hiện này sẽ thúc đẩy những nghiên cứu chuyên sâu để giúp người bình thường có được giấc ngủ ngắn hiệu quả. Cho đến khi điều này thành hiện thực, chuyên gia về giấc ngủ Neil Stanley cho rằng cách tốt nhất để cải thiện chất lượng giấc ngủ là “thức dậy vào một thời gian cố định vào buổi sáng”. Stanley cho biết, cơ thể sẽ làm quen với việc cần phải thức dậy, do đó sẽ tận dụng hết thời gian có được để có được giấc ngủ hiệu quả nhất.

Ngoài ra, huyền thoại về việc ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để có sức khỏe tốt liệu có phải là phương pháp tối ưu nhất? Minh chứng điển hình là thiên tài Leonardo Da Vince hay Thomas Edison đều là những người tôn thờ chủ nghĩa ngủ ít, ngủ nhiều giấc ngủ trong ngày để có thời gian tỉnh táo làm việc.

Theo TS. Stanley, việc ngủ 8 tiếng/ngày, 4 tiếng/ngày hay 12 tiếng/ngày trên thực tế lại bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền, một số người chỉ cần ngủ rất ít nhưng một số người khác lại dành cả nửa ngày để ngủ. Nhiều người cho rằng mình bị rối loạn giấc ngủ do ám ảnh về huyền thoại 8 giờ/ngày nhưng “nếu chúng ta đều có thể xác định được mình thuộc kiểu giấc ngủ nào và sống đúng như thế thì mỗi người sẽ tạo ra một khác biệt đáng kể cho chất lượng cuộc sống của mình”.

Theo Sức khỏe & đời sống

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.