Những sai lầm về giấc ngủ ai cũng mắc phải trong mùa đông

(Ngày Nay) - Không đi bít tất, ăn tối quá no, ngủ trong phòng đóng kín cửa quá, mặc nhiều quần áo..., là những sai lầm phổ biến khi ngủ vào mùa đông nhiều người mắc phải dễ gây hại cho sức khỏe.
 Những sai lầm về giấc ngủ ai cũng mắc phải trong mùa đông

Miền Bắc nước ta đang trong những ngày giá lạnh, đời sống sinh hoạt của mọi người bị nhiều ảnh hưởng. Nhiều người cảm thấy mình trở nên lười biếng hơn, hình thành nhiều thói quen xấu, nhất là khi ngủ.

Dưới đây là những sai lầm phổ biến khi ngủ bạn cần tránh để đảm bảo sức khỏe trong mùa đông.

Ăn tối quá no

Thực tế cho thấy, mùa đông mọi người thường có cảm giác nhanh đói bụng, dễ có cảm giác ăn ngon miệng. Điều này dẫn đến việc ăn quá no, nhất là vào bữa tối – bữa ăn có nhiều protein nhất.

Protein rất khó tiêu hóa, dạ dày của bạn sẽ phải làm việc “cật lực” để chuyển hóa chúng thành năng lượng, dẫn đến khó ngủ, ngủ không ngon, gây mệt mỏi, đau đầu, lâu dài dẫn đến suy nhược thần kinh và còn dẫn đến đau dạ dày nữa.

Do đó, bạn nên tránh ăn quá nhiều dinh dưỡng vào bữa tối, tăng cường ăn rau, củ để tăng cảm giác no, giúp dạ dày “làm việc” tốt. Hãy nhớ nghỉ ngơi cho thức ăn tiêu hóa bớt rồi mới đi ngủ.

Khi ngủ không đi bít tất

Đa số chúng ta đều nghĩ rằng việc đi tất khi đi ngủ sẽ gây cảm giác bí bách, chân không thoát mồ hôi có thể dẫn đến thấp khớp. Thực tế là đôi bàn chân là một trong những vị trí lạnh nhất trên cơ thể, cần phải được giữ ấm, do vậy bạn nên đeo tất khi đi ngủ.

Say xỉn khi đi ngủ

Thường vào trời lạnh, rất nhiều người hay tổ chức các bữa tiệc dạng ăn lẩu, uống rượu ốc…. khiến một số “đấng nam nhi” khó có thể từ chối. Tuy nhiên, họ thường có thói quen đi ngủ sau khi vẫn còn say sưa.

Theo nghiên cứu, uống rượu trước khi ngủ gây khó thở, thường thì khó thở khoảng hai lần một tối, mỗi lần khó thở kéo dài khoảng 10 phút. Tình trạng này kéo dài sẽ dễ mắc các bệnh cao huyết áp, nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, việc say rượu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ, khiến bạn ngủ không sâu giấc, cơ thể mệt mỏi,…

Ngủ trong phòng đóng quá kín

Do thời tiết lạnh của mùa đông nên nhiều người thường có thói quen đóng kín cửa phòng để tránh gió. Song chính điều này sẽ ngăn cho không khí trong phòng không được lưu thông bình thường, làm giảm lượng oxy trong não và gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn bởi bộ não của con người vẫn làm việc trong khi ngủ, vì thế nó cần không khí để hô hấp.

Trùm chăn kín đầu khi ngủ

Mùa đông lạnh, nhiều người có thói quen trùm chăn kín đầu để giữ ấm khi ngủ. Tuy nhiên, đây là một trong những thói quen ngủ gây hại cho sức khỏe vào mùa đông. Sở dĩ vậy là do con người thường hít oxy, thở CO2 nên bạn có thể sẽ phải tự hít phải những chất độc hại do chính mình thải ra trong chăn vì khí không được lưu thông.

Ngoài ra, khi trùm chăn kín đầu, các cơ quan không được cung cấp đủ dưỡng khí sẽ hoạt động kém, gây khó thở, mệt mỏi, đau đầu, khó ngủ, uể oải khi thức dậy, thậm chí sụt giảm trí nhớ.

Mặc quá ấm khi đi ngủ

Vì sợ lạnh nên nhiều người mặc rất nhiều lớp quần áo dày đi ngủ vào mùa đông. Tuy nhiên, điều này chỉ khiến mồ hôi không thoát ra được bên ngoài, thậm chí thấm ngược vào da khiến bạn ngủ không ngon giấc. Hơn nữa, việc mặc quần áo dày sẽ tạo cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Tốt nhất bạn nên chọn một bộ quần áo có độ dày vừa phải bằng chất liệu thoáng mát để tạo cảm giác thoải mái nhất khi ngủ.

Ngủ với thú cưng

Nhiều người rất thích ngủ với thú cưng của mình. Đặc biệt vào mùa đông, những chú cún và chú mèo nhỏ xinh với bộ lông sạch sẽ, ấm áp thường chui vào giường và cuộn tròn bên cạnh bạn. Ngủ với chúng khiến bạn có cảm giác an toàn và ấm áp hơn, tuy nhiên điều này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe như các bệnh về đường hô hấp như hen… Ngoài ra, nó cũng sẽ khiến bạn mất ngủ, giấc ngủ bị đứt đoạn nhiều lần, không tốt cho hệ thần kinh.

Ngủ nướng

Do thời tiết lạnh, hầu hết mọi người đều thay đổi thói quen ngủ của mình trong mùa đông như đi ngủ sớm hơn và thức dậy muộn hơn vào sáng hôm sau.

Tuy nhiên, một vài nghiên cứu đã tìm ra mối liên kết giữa thói quen ngủ quá nhiều với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hay bệnh tim.

Do vậy, bạn hãy giữ thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc sẽ khiến cơ thể bạn dẻo dai, tránh uể oải, mệt mỏi và tránh các bệnh nghiêm trọng khác.

Theo Gia đình và Xã hội

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.