Bí quyết phát triển nhảy vọt của Phần Lan và các bài học cho Việt Nam

(Ngày Nay) - Sáng nay 30/10/2018,  Đại sứ quán Phần Lan phối hợp với Nhà xuất bản Trẻ tổ chức buổi Tọa đàm Những sáng kiến Phần Lan để giới thiệu và ra mắt cuốn sách cùng tên tại Thư viện Hà Nội.
Giáo sư Ilkka Taipale chia sẻ với cử tọa các câu chuyện của Phần Lan
Giáo sư Ilkka Taipale chia sẻ với cử tọa các câu chuyện của Phần Lan

Cuốn sách Những sáng kiến Phần Lan nói về những lý do để Phần Lan từ một đất nước nghèo tài nguyên, quanh năm lạnh giá, trải qua những năm tháng khốn đốn vì những cuộc chiến khốc liệt với các cường quốc và nội chiến chia cắt đất nước, với nền nông nghiệp lạc hậu, chỉ trong 40 năm đã vươn lên ghi tên mình vào nhóm đầu bảng xếp hạng thế giới về mức sống, giáo dục, minh bạch, bình đẳng và tự do ngôn luận. Kể từ lần xuất bản lần đầu tiên năm 2006, cuốn sách đã nhận được sự quan tâm từ khắp nơi trên thế giới, được dịch ra 27 thứ tiếng và dự kiến được dịch ra 10 thứ tiếng khác nữa.

Cuốn sách tập hợp những sáng kiến về chính trị, xã hội và cuộc sống thường ngày tại Phần Lan. Những sáng kiến được trình bày đa dạng, từ nhỏ đến quan trọng, từ các cấu trúc chính trị phổ quát tới những niềm vui thường nhật, với các chủ điểm từ quốc hội độc viện tới máy phơi bát, từ chăm sóc trẻ ban ngày tới cầu giặt công cộng, từ công việc cộng đồng tới cơ chế ba bên, từ bơi lội trong băng đến chính phủ liên hiệp, và từ hệ điều hành Linux tới Ông già Noel.

Tại buổi Tọa đàm, Giáo sư Ilkka Taipale - Chủ biên cuốn sách đã chia sẻ những bí quyết của Phần Lan để đất nước có được bước phát triển nhảy vọt như ngày nay:

1. Giáo dục: Phần Lan rất coi trọng đầu tư vào giáo dục và tri thức. Ngay từ thế kỉ 17 giáo hội Phần Lan đã đưa ra qui định chỉ ban phép cưới cho người đã biết đọc. Sách và thư viện được đặc biệt phát triển, người dân hiếu học và ham tìm hiểu. Một con số ấn tượng là người Phần Lan mượn từ thư viện trung bình 15 quyển sách/năm. Cùng với lực lượng cảnh sát, các trường đại học là hai khu vực duy nhất nằm dưới sự quản lý của Nhà nước, trong khi các tỉnh thành được trao quyền tự quyết hoàn toàn.

‌2. Bình đẳng nam nữ: Lịch sử Phần Lan chưa bao giờ sử dụng nô lệ, không coi phụ nữ chỉ là người nội trợ, phụ nữ có công việc và vai trò riêng của họ. Năm 1957, phụ nữ Phần Lan được trao quyền bỏ phiếu và đc bầu vào các cơ quan của quốc hội. Sự tham gia của phụ nữ vào nội các lúc đầu là 10%, nay đã tăng lên 40%. Hiện có khoảng100 phụ nữ giữ trọng trách cao trong hệ thống luật pháp Phần Lan. Một nửa đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Phần Lan tại các nước là nữ giới.

3. Sự thành lập và vận hành của các tổ chức phi chính phủ. Phần Lan có 100.000 tổ chức phi chính phủ trong khi dân số chỉ có 5.5 triệu người. Rất nhiều chính trị gia của Phần Lan từng làm giám đốc của nhiều tổ chức phi chính phủ và là thành viên của các tổ chức khác. Tổ chức phi chính phủ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động vận động hành lang vì các đại biểu quốc hội lắng nghe ý kiến của chuyên gia các tổ chức này trong quá trình xây dựng hệ thống luật pháp của đất nước.

‌4. Sự đồng thuận. Phần Lan có một lịch sử không bằng phẳng, với 600 năm bị đô hộ bởi Thụy Điển và 110 năm là một phần của nước Nga, thậm chí từng trải qua nội chiến đẫm máu chia cắt đất nước thành hai miền. Chính vì thế khi trở nên thống nhất và độc lập vào năm 1917,  mọi quyết sách của chính phủ đưa ra đều được thống nhất bởi 3 bên: công đoàn, giới chủ và nhà nước. Chính phủ Phần Lan là chính phủ liên hiệp với 4 đảng. Mỗi nhiệm kì của nội các đều có sự tham gia của 2-3 đảng và mọi quyết định của nội các đều được đưa ra dựa trên sự dung hòa, nhượng bộ và đồng thuận giữa các đảng.

5. Lòng tin: Xã hội Phần Lan có một phẩm chất nổi bật là sự trung thực và tin tưởng. Mỗi người tin tưởng người xung quanh, bố mẹ tin tưởng thầy cô giáo ở trường, người dân tin tưởng cảnh sát, tin các chính trị gia cả xã hội tin tưởng nhau. Chính lòng tin này tạo nền tảng quan trọng cho sự đồng thuận cao nói trên. Đây cũng là lý do vì sao người dân Phần Lan nộp thuế tự nguyện và vui vẻ, dù thuế chiếm 40% thu nhập, vì người dân đều hiểu thuế mang lại phúc lợi cho người dân, đặc biệt là hệ thống giáo dục và y tế hoàn toàn miễn phí.

Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
(Ngày Nay) - Chùa Pháp Hoa là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở trung tâm thành phố xô bồ, chùa Pháp Hoa yên bình tĩnh lặng đến lạ. Không chỉ là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 100 năm, nơi đây còn là cái nôi văn hóa Phật pháp, được nhiều du khách thập phương tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật.
Tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường
(Ngày Nay) -  Để ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường, tỉnh Ninh Thuận tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã hội. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường hiệu quả, bền vững.
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.