Đây là bệnh phổ biến, ai cũng có thể mắc phải.Theo một số liệu được đưa ra vào năm 2012, tỷ lệ mắc bệnh trĩ ở Việt Nam lên tới 35-50%.Tuy nhiên,
dân văn phòng với đặc thù công việc chính là nhóm đối tượng thường bị bệnh trĩ tấn công nhất.
Dân văn phòng có thói quen ngồi nhiều, ít vận động nên làm tăng áp lực tĩnh mạch phần dưới trực tràng chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ. Áp lực công việc, căng thẳng mệt mỏi - làm tăng lực ép lên tĩnh mạch ở đầu cuối trực tràng cũng là nguyên nhân gây
bệnh trĩ.
Nếu phát hiện sớm, trĩ còn ở cấp độ nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị ở nhà.Thế nhưng, đa phần người bệnh thường ngại ngùng, giấu bệnh nên bệnh trở nặng. Khi đó búi trĩ quá to hoặc để đến lúc quá đau đớn, gây ra những biến chứng rất nguy hiểm: tắc mạch, nứt kẽ hậu môn, sa búi trĩ, chảy máu ồ ạt cấp tính…
Vậy nên nếu làm việc văn phòng thì bạn nên tránh đứng hoặc ngồi trong một thời gian dài, năng hoạt động đi lại.
Có thể đứng lên 5-10 phút sau 1 tiếng làm việc và không nên lót gối mềm dưới mông vì nó sẽ làm tăng hiện tượng chèn ép tĩnh mạch. Còn nếu ngồi xổm thì cứ nửa giờ nên đứng lên hay thay đổi tư thế một lần. Nếu phải đứng một chỗ quá lâu, hãy tranh thủ đi lại ngay khi có thể.
Triệu chứng thường gặp
Bệnh trĩ, hay còn gọi là bệnh lòi dom theo dân gian, là bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn. Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội chịu lực nén bên trong nên có chiều hướng sung huyết, chảy máu và đôi khi bị sa. Trĩ ngoại có thể có huyết khối phát triển rất đau. Là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Những triệu chứng thường gặp của bệnh này:
- Đại tiện ra máu đỏ tươi. Đây là triệu chứng sớm nhất và cũng là triệu chứng thường gặp. Lúc đầu chảy máu kín đáo, về sau máu chảy thành giọt hoặc phun thành tia như cắt tiết gà.
- Đau vùng hậu môn, cũng có thể không đau hoặc đau nhẹ. Đau nhiều khi có tắc mạch hoặc nứt hậu môn.
- Sưng nề vùng hậu môn: Khi có đợt cấp hoặc khi trĩ sa ra ngoài, có thể búi trĩ sưng khá to.
- Rỉ nước và ngứa vùng hậu môn do viêm ống hậu môn.
Các cấp độ trĩ
Bệnh trĩ ở cấp độ 1 và 2, người bệnh thường có các triệu chứng như: Đau và chảy máu khi đại tiện, ngứa hậu môn, tiết dịch gây viêm da, ngứa và ướt viêm quanh hậu môn.
Bệnh trĩ ở cấp độ 3 và 4, búi trĩ bên trong (trĩ nội) bị sa quá mức gây nghẹt hay tắc mạch hay gây nứt, áp xe hậu môn, hoặc búi trĩ bên ngoài (trĩ ngoại) bị tổn thương nhiễm trùng gây lở loét, xuất huyết trầm trọng hay tạo thành những cục máu đông nằm trong búi trĩ, có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm và sinh ra các bệnh khác. Người bệnh có thể vừa mắc bệnh trĩ nội vừa mắc bệnh trĩ ngoại.Nếu không sớm điều trị, người bệnh ngày càng có cảm giác vướng víu, khó chịu, chảy máu và đau đớn nhiều hơn mỗi khi đại tiện.
Do đó, khi thấy các triệu chứng như mô tả ở trên, bạn cần khám chuyên khoa hậu môn - trực tràng hoặc ngoại tiêu hóa để có thông tin chính xác bệnh tình và có hướng điều trị thích hợp.
Nguyên nhân gây bệnh thường do tư thế làm việc đứng hoặc ngồi quá lâu, rối loạn nhu động ruột (táo bón, ỉa chảy, mót rặn), bệnh có tính chất gia đình, có những bệnh phối hợp như tăng áp lực tĩnh mạch trĩ, bệnh đường sinh dục, tiết niệu, hoặc những thay đổi nội tiết theo chu kỳ sinh dục của phụ nữ như mang thai, sinh đẻ hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt.
Trong số đó, táo bón là tác nhân gây bệnh trĩ nhiều nhất và cũng mang lại nhiều phiền toái nhất làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh.
Cách phòng bệnh
Với người chưa mắc bệnh hoặc với bệnh nhân đã điều trị trĩ, cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh trĩ, phòng trĩ tái phát với những cách rất đơn giản sau:
- Ăn thực phẩm nhiều chất xơ. Ăn nhiều hoa quả, rau và ngũ cốc. Điều này sẽ làm phân mềm hơn và đại tiện dễ hơn, giúp giảm chèn ép có thể gây trĩ.
- Uống nhiều nước, bạn nên uống trên 1.5 lít nước một ngày, hạn chế đồ ăn cay và nóng nhưu rượu bia, cà phê, ớt, hạt tiêu để tránh táo bón và suy mạch.
- Tránh dùng các thức ăn cay, nóng vì khó tiêu hóa và gây táo bón. Chú trọng dùng đồ ăn thức uống có tính thanh nhiệt nhuận tràng như cháo đậu xanh, chuối tiêu, đu đủ, rau mồng tơi, rau lang, thanh long, nước cam, nước ép mã thầy, bột sắn dây,…
- Thử dùng chế phẩm bổ sung chất xơ. Nếu bạn dùng chế phẩm bổ sung chất xơ, phải đảm bảo uống ít nhất 8-10 cốc nước hoặc dịch khác mỗi ngày. Mặt khác, chế phẩm bổ sung chất xơ có thể gây táo bón hoặc làm cho táo bón nặng hơn. Từ từ thêm chất xơ vào chế độ ăn để tránh sinh hơi.
- Tập luyện. Tập luyện làm giảm lực ép lên tĩnh mạch, có thể xuất hiện khi đứng hoặc ngồi lâu, và giúp ngăn ngừa táo bón. Tập luyện cũng có thể giúp giảm lượng cân thừa. Vận động cơ thể hàng ngày khoảng 30 phút như đi bộ, bơi lội,…. Tránh đứng nhiều, ngồi lâu hoặc ngồi xổm.
- Tránh đứng hoặc ngồi lâu cũng không nên căng thẳng. Căng thẳng và nín thở khi đại tiện làm tăng lực ép lên tĩnh mạch ở đầu cuối trực tràng.
- Tập thói quen đi cầu hàng ngày bằng cách xoa bụng vòng theo khung đại tràng vào một giờ nhất định. Bạn nên đại tiện ngay khi có cảm giác muốn đại tiện. Và vệ sinh bằng nước ấm hoặc sau mỗi lần đi cầu.
Để tránh được căn bệnh trĩ mà dân văn phòng hay gặp phải, bạn hãy áp dụng những biện pháp đơn giản trên để không mắc phải bệnh trĩ gây khó chịu và bất tiện cũng như ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống cũng như hoạt động, công việc thường ngày của bạn nhé!
>>> Xem thêm:
Kiến thức phong thủy dân văn phòng cần biết
Đặt xương rồng trên bàn làm việc, nên hay không?
Những nguyên nhân khiến dân văn phòng vô sinh
Nha Trang (th)