BioNTech được 'bơm' 445 triệu USD để nghiên cứu vaccine ngừa COVID-19

Ngày 15/9, công ty công nghệ sinh học BioNTech của Đức cho biết đã nhận được 375 triệu euro (khoảng 445 triệu USD) từ quỹ tài trợ của chính phủ nhằm đẩy nhanh quá trình nghiên cứu, chế tạo và thử nghiệm vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, đồng thời tăng năng lực sản xuất vaccine này tại Đức.
Nghiên cứu vaccine phòng dịch COVID-19 tại phòng thí nghiệm ở Tuebingen, Đức. Ảnh: Reuters/TTXVN
Nghiên cứu vaccine phòng dịch COVID-19 tại phòng thí nghiệm ở Tuebingen, Đức. Ảnh: Reuters/TTXVN

BioNTech cùng các đối tác Pfizer Inc và tập đoàn dược phẩm Fosun Thượng Hải của Trung Quốc là những nhà bào chế vaccine thử nghiệm hàng đầu thế giới hiện nay, dựa trên các tế bào mang vật chất di truyền tổng hợp của virus SARS-CoV-2, còn gọi là RNA (mRNA).

BioNTech có trụ sở tại Mainz, thành lập năm 2008 và niêm yết trên thị trường chứng khoán Nasdaq từ năm ngoái. Công ty đã được tài trợ  số tiền trên khi đệ đơn tham gia cơ chế mà Bộ trưởng Nghiên cứu Đức Anja Karliczek công bố hồi tháng 7, và quyết định sử dụng số tiền này để chi trả một phần chương trình phát triển vaccine ngừa COVID-19, mang tên BNT162.

Giám đốc điều hành và nhà đồng sáng lập BioNTech, ông Ugur Sahin cho biết: "Đây là đóng góp quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển và mở rộng khả năng sản xuất một loại vaccine ngừa COVID-19 tại Đức". 

BNT162 là một trong 3 chương trình vaccine được nhận tài trợ trong gói 750 triệu euro của Chính phủ Đức nhằm tăng năng lực sản xuất tại Đức và tăng số người liên quan đến thử nghiệm giai đoạn cuối. Trước đó, cũng trong tháng này, công ty công nghệ sinh học CureVac cũng của Đức cho biết đã nhận được 252 triệu euro tiền tài trợ của chính phủ cho vaccine "ứng cử viên" của mình.

Hiện có 9 vaccine đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối, dù một số vấp phải trở ngại - như công ty AstraZeneca và Đại học Oxford đã phải tạm ngừng các cuộc thử nghiệm lâm sàng hồi tuần trước sau khi một tình nguyện viện bị ốm không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, hiện vaccine của này đã được phép thử nghiệm trở lại. 

Cùng ngày, công ty Novavax của Mỹ cho biết sẽ tăng gấp đôi lượng vaccine của mình lên 2 tỷ liều, theo một thỏa thuận với Viện Serum ở Ấn Độ. Tháng 8 vừa qua, Novavax đã ký một thỏa thuận với Viện Serum - nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới - để sản xuất ít nhất 1 tỷ liều vaccine "ứng cử viên" của mình dành cho Ấn Độ và các nước có thu nhập trung bình và thấp. Tuy nhiên, theo thỏa thuận mở rộng, viện trên sẽ sản xuất một thành phần kháng nguyên của vaccine này, mang tên NVX-CoV2373. Novavax hiện trong giai đoạn thử nghiệm thứ hai sau khi giai đoạn đầu cho thấy vaccine có thể tạo ra một lượng lớn kháng thể.
Theo TTXVN
Bình luận
Triển lãm Venice Biennale: UNESCO tôn vinh công cuộc phục hưng kiến trúc Mosul
Triển lãm Venice Biennale: UNESCO tôn vinh công cuộc phục hưng kiến trúc Mosul
(Ngày Nay) - Từ ngày 10/5-25/5, triển lãm “Mosul, một cuộc phục hưng kiến trúc” mở cửa đón công chúng tại các sảnh đường uy nghi và lịch sử của Thư viện Quốc gia Marciana ở Venice. Khách tham quan được tìm hiểu cách UNESCO dẫn dắt công cuộc tái thiết các công trình biểu tượng tại thành phố Mosul của Iraq, nơi từng bị tàn phá nghiêm trọng trong thời gian bị chiếm đóng bởi tổ chức khủng bố Daesh. 
Các loại kính màu lý tưởng cho người mới học làm kính nghệ thuật
Các loại kính màu lý tưởng cho người mới học làm kính nghệ thuật
(Ngày Nay) - Kính màu có một lịch sử phong phú không kém gì màu sắc rực rỡ của nó. Dù kính màu đã xuất hiện từ thời Ai Cập cổ đại và từng được sử dụng ở La Mã cổ, nhưng đến thế kỷ IV – khi Kitô giáo bắt đầu xây dựng các nhà thờ – nghệ thuật kính màu mới thực sự phát triển mạnh.