Bộ GTVT nói gì về quy định ‘mặc đồng phục’ cho taxi

(Ngày Nay) - Trong văn bản gửi UBND thành phố Hà Nội về quy chế quản lý taxi theo vùng và màu sơn, Bộ GTVT đã không đồng tình với việc Hà Nội yêu cầu các xe taxi phải sơn đồng màu.

Theo thông tin đăng tải trên báo điện tử VTC News, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đang lấy ý kiến đóng góp từ các cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân về Quy chế Quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn. Các ý kiến góp ý gửi về Sở trước ngày 22/9.

Theo đó, toàn bộ taxi trên trong thời gian tới sẽ được phân vùng hoạt động. Vùng 1 sẽ bao gồm địa giới hành chính các quận (nội thành); vùng 2 gồm địa giới hành chính các huyện, thị xã (ngoại thành).

Khi đã phân vùng, các xe tại vùng 2 đưa khách vào các điểm đón, trả khách trong vùng 1 chỉ được trả khách, không được dừng, đón khách tại đây. Điều này cũng thực hiện tương tự với xe vùng 1 ra vùng 2.

Đặc biệt, để phân biệt giữa taxi Hà Nội và taxi ngoại tỉnh hoặc “taxi dù”, dự thảo cũng đưa ra quy định, toàn bộ taxi tại Hà Nội sẽ sơn từ 3 đến 5 màu sơn cố định để người dân, cơ quan chức năng dễ dàng nhận biết.

Với màu sơn, quy chế thống nhất thiết kế 5 màu cơ bản là vàng, đỏ, trắng, xanh, ghi. Từ năm 2019 đến 2025, xe taxi thay mới, tăng thêm sẽ áp dụng màu sơn chung. Từ năm 2026, thống nhất áp dụng màu sơn chung đối với xe taxi hoạt động trên địa bàn.

Các doanh nghiệp taxi được lựa chọn một trong các màu trên và đăng ký thương hiệu riêng của mình. Cùng với đó, thành phố Hà Nội cũng thành lập một Trung tâm quản lý để điều hành toàn bộ taxi ở Hà Nội.

Bộ GTVT nói gì về quy định ‘mặc đồng phục’ cho taxi ảnh 1

Nhiều doanh nghiệp băn khoăn về nhận diện taxi khi thống nhất màu sơn chung. - Ảnh: Zing.vn

Để thực hiện việc này, chủ doanh nghiệp phải đáp ứng được đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành, như: đăng ký, đăng kiểm phương tiện còn thời hạn; đáp ứng tiêu chuẩn khí thải; bảo đảm các quy định về niêm yết trên phương tiện, phòng chống cháy nổ, lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc, phù hiệu, hộp đèn, đồng hồ tính cước, thiết bị in hóa đơn; niêm yết các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, hướng dẫn thông tin hành khách; xe có lắp đặt thiết bị giám sát hành trình GPS.

Điểm mới của dự thảo quy chế lần này vừa được bổ sung là để chuẩn bị cho việc thành phố triển khai thu phí vào nội đô sắp tới, toàn bộ xe taxi trên địa bàn phải lắp đặt thiết bị thu phí tự động.

Liên quan đến vấn đề này, báo Tiền Phong thông tin, sau khi hoàn thành lấy ý kiến các sở, ngành và tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp (bước 1), UBND thành phố Hà Nội cũng vừa xin ý kiến Bộ GTVT về dự thảo quy chế quản lý taxi để chuẩn bị triển khai thực hiện vào năm 2019. Tuy nhiên, trong văn bản gửi UBND thành phố Hà Nội về nội dung trên, Bộ GTVT đã không đồng tình với việc Hà Nội yêu cầu các xe taxi phải sơn đồng màu.

Bộ GTVT cho rằng, taxi không giống xe buýt hay vận tải hành khách công cộng để “đồng phục” về màu. Vì bản chất của taxi là hoạt động theo thị trường và để tồn tại được phải xây dựng thương hiệu, bản sắc thậm chí màu sơn riêng để khẳng định tên tuổi. Từ thực tế này, cơ quan quản lý cần áp dụng các quy định của nhà nước để quản taxi có hiệu quả, không nên phát sinh thêm những thủ tục, điều lệ riêng.

Ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho biết, ông nhất trí việc Hà Nội cần phải có quy chế quản lý taxi. Tuy nhiên, theo ông Liên, chưa nói đến việc sơn tốn kém, ở thời buổi công nghệ phát triển, người ta quản lý taxi nói riêng, vận tải nói chung bằng công nghệ, không ai đi ra đường để giám sát từng xe theo màu sơn, biển số hoặc tem nhãn dán trên xe như thế nào.

“Ngoài tuân thủ Luật Giao thông, hiện nay taxi đang phải chịu tới 17 thủ tục (giấy phép con) ràng buộc. Nay nếu thêm màu sơn, phân vùng nữa là tăng thêm 2 loại thủ tục. Đây là việc không cần thiết”, ông Liên nêu ý kiến.

Được biết, trên địa bàn Hà Nội hiện có hơn 19.200 taxi truyền thống và gần 4.000 xe xin phù hiệu các tỉnh về Hà Nội hoạt động. Cùng với đó, thành phố cũng đang có khoảng 30.000 xe công nghệ hoạt động như taxi. Tổng số phương tiện đang hoạt động theo hình thức kinh doanh taxi là trên 50.000 phương tiện.

TIN LIÊN QUAN
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy trao Bằng khen của Bộ trưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN.
Tôn vinh những người trao truyền văn hóa dân tộc ở cộng đồng
(Ngày Nay) - Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đã diễn ra chiều 18/4 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.