Bộ Ngoại giao thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa tham nhũng

Chiều ngày 29/11, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN) đã có buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao về công tác phòng chống tham nhũng tại Bộ Ngoại giao.
Bộ Ngoại giao thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa tham nhũng
Bộ Ngoại giao thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa tham nhũng ảnh 1
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: VGP/Hải Minh

Đoàn công tác do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo làm Trưởng đoàn. Đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đồng chủ trì buổi làm việc.

Trước đó, Tổ công tác của Ban Chỉ đạo đã có các buổi làm việc với một số đơn vị của Bộ Ngoại giao để kiểm tra việc thực hiện công tác PCTN.

Đại diện Tổ công tác đánh giá cao công tác chuẩn bị nghiêm túc, thẳng thắn, trách nhiệm kể cả về tài liệu và bố trí cán bộ làm việc với Tổ công tác; công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Cán sự đảng Bộ Ngoại giao được triển khai đầy đủ, đúng quy định.

Đặc biệt, Bộ Ngoại giao đã triển khai sâu rộng các biện pháp phòng ngừa, nhất là trong công tác tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ, quản lý tài chính, xây dựng cơ bản… đại diện Tổ công tác cho hay.

Chưa có trường hợp bổ nhiệm trái quy định

Theo đồng chí Tô Lâm, kết quả kiểm tra cho thấy Ban Cán sự đảng, lãnh đạo Bộ Ngoại giao đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về PCTN, nhất là trong cải cách hành chính, luân chuyển, chuyển đổi vị trí việc làm, quản lý chi tiêu ngân sách…

Ban Cán sự đảng Bộ Ngoại giao đã quan tâm chỉ đạo tổ chức, quán triệt, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về PCTN; phân công các đồng chí Ủy viên Ban Cán sự đảng tổ chức kiểm tra, giám sát các đơn vị theo lĩnh vực phụ trách; triển khai nhiều biện pháp để thực hiện công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động công vụ.

Qua hai lần thanh tra công tác bổ nhiệm, đề bạt cán bộ tại Bộ Ngoại giao, Thanh tra Bộ Nội vụ đã kết luận trong 10 năm qua, không phát hiện trường hợp bổ nhiệm trái quy định tại Bộ Ngoại giao.

Trong quản lý và sử dụng tài sản công và chi ngân sách, Ban Cán sự đảng, lãnh đạo Bộ đã chỉ đạo, đôn đốc sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới nhiều văn bản nhằm quản lý, sử dụng hiệu quả tài sản công, thực hiện đúng quy định về quản lý dự án và tổ chức đấu thầu mua sắm, xây dựng cơ bản, giảm chi tiêu thường xuyên, quản lý chặt chẽ việc chi tiêu nội bộ.

Về xây dựng thể chế, Bộ đã tham mưu cho Chính phủ ban hành 2 Nghị định hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Cơ quan đại diện; quy định về tiêu chuẩn, định mức tài sản công của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; chỉ đạo xây dựng, ban hành nhiều chương trình hành động, quy định về cải cách bộ máy, nâng cao hiệu quả công tác, đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia về PCTN đến năm 2020 và Công ước LHQ về PCTN; phối hợp với Thanh tra Chính phủ và các cơ qan chức năng xây dựng Báo cáo tự đánh giá quốc gia theo chu trình 2 trong khuôn khổ thực hiện Công ước LHQ về PCTN.

Kiểm tra công tác PCTN hết sức cần thiết

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cảm ơn, tiếp thu các ý kiến phát biểu của đoàn công tác; nhấn mạnh việc kiểm tra công tác PCTN tại Bộ Ngoại giao là “hết sức cần thiết”, thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong công tác PCTN trên tất cả các lĩnh vực, không có vùng cấm.

Ban Cán sự đảng Bộ Ngoại giao xác định công tác PCTN là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để bảo đảm duy trì đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh, từ lãnh đạo cho đến cán bộ, người lao động của Bộ, Phó Thủ tướng khẳng định, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng khẳng định.

Đặc biệt, Bộ Ngoại giao xác định 3 lĩnh vực trọng tâm dễ phát sinh tiêu cực để có những biện pháp quản lý chặt chẽ, hiệu quả như công tác cán bộ (tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ ra nước ngoài), quản lý sử dụng ngân sách, tài sản công và công tác lãnh sự.

Đối với công tác cán bộ, Bộ có nhiều cải tiến theo hướng tăng cường tính khách quan, minh bạch, trong đó có việc sử dụng các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (IELTS, TOEFL, DELF…) làm điều kiện sơ tuyển nhằm tuyển chọn những cán bộ thực sự giỏi cả về chuyên môn và đặc biệt là ngoại ngữ.

Công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ cũng được thực hiện chặt chẽ, minh bạch và công khai. Cơ chế tập sự 2 năm được áp dụng đối với tất cả các vị trí quản lý kể từ thời kỳ cố Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch và ngày càng được bổ sung các tiêu chuẩn mới, nhất là tiêu chuẩn về kinh nghiệm thực tiễn. Hơn nữa, việc bổ nhiệm cán bộ tập sự chỉ được thực hiện khi đơn vị thực sự có nhu cầu và phải qua đánh giá của Hội đồng tuyển dụng.

Đối với các bộ làm việc tại các cơ quan đại diện ở nước ngoài, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh cho biết đã từng ra quyết định đưa về nước trước thời hạn đối với cán bộ có biểu hiện tiêu cực.

Phó Thủ tướng khẳng định Ban Cán sự đảng Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục chỉ đạo để tiếp tục có những biện pháp hữu hiệu trước hết là nhằm ngăn ngừa tham nhũng, đồng thời xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ có vi phạm./.

Theo Chính phủ
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.