Bổ sung thêm quy định về điều kiện công bố hết dịch COVID-19

(Ngày Nay) - Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 07/2020/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/1/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm. 
Phun thuốc khử khuẩn, giữ vệ sinh môi trường sạch sẽ để phòng dịch bệnh. (Ảnh minh hoạ).
Phun thuốc khử khuẩn, giữ vệ sinh môi trường sạch sẽ để phòng dịch bệnh. (Ảnh minh hoạ).

Thông tin đăng tải trên Báo Sức khoẻ và Đời sống cho thấy, Quyết định 07/2020/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới đối với bệnh COVID-19 (trước đây gọi là bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra) tại Phụ lục quy định thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm làm căn cứ để công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm ban hành kèm theo Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/1/2016.

Cụ thể, bệnh COVID-19 thuộc nhóm A, thời gian ủ bệnh trung bình 14 ngày, thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới là 28 ngày (thời gian được tính từ ngày trường hợp mắc bệnh gần nhất được cách ly tại cơ sở y tế).

COVID-19, bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Ngày 31/1/2020, WHO công bố dịch bệnh là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại toàn cầu (PHEIC).

Tính đến ngày 26/2/2020, đã có 44 quốc gia/vùng lãnh thổ trên toàn cầu ghi nhận trường hợp mắc.

Tại Việt Nam, đến nay, toàn bộ 16/16 trường hợp nhiễm COVID-19 đã được chữa khỏi; đang theo dõi, cách ly 92 trường hợp nghi nhiễm COVID-19; theo dõi sức khoẻ 5.474 người tiếp xúc với người nghi nhiễm COVID-19 và nhập cảnh từ vùng dịch. Qua 14 ngày, Việt Nam chưa ghi nhận thêm các trường hợp nhiễm COVID-19 mới,…

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 sáng nay (26/2), đại diện Bộ Y tế thông báo, đến hôm nay 2 tỉnh Thanh Hóa, Khánh Hòa đã đủ điều kiện để công bố hết dịch.

Tuy nhiên, diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới còn phức tạp, khó lường. Bộ Y tế nhận định, thời gian tới, Việt Nam có thể ghi nhận những trường hợp mắc COVID-19 mới. Do đó tuyệt đối không được lơ là, chủ quan trong chống dịch, cần sẵn sàng tâm thế có ca bệnh mới, tiếp tục giám sát y tế, sẵn sàng phát hiện, sàng lọc, tập trung điều trị, khoanh vùng dập dịch tại chỗ.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25/02/2020 về việc đẩy mạnh phòng, chống dịch COVID-19. 
Ngày 26/02/2020, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19. 
Bộ Y tế đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 07/2020/QĐ-TTg ngày 26/02/2020 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm. 
Tổ công tác thường trực phòng chống dịch của Bộ Y tế (thường trực Ban chỉ đạo quốc gia) vẫn đang tiếp tục hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện các hoạt động giám sát, cách ly, theo dõi các trường hợp nghi ngờ, trường hợp có tiếp xúc gần và trường hợp đi về từ vùng dịch.
TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.