Bộ trưởng Ngoại giao tiếp Trưởng Ban Nghiên cứu chính sách Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 2/8, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Hạ nghị sĩ, Trưởng Ban Nghiên cứu chính sách Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) Tokai Kisaburo nhân dịp thăm Việt Nam từ ngày 31/8 – 2/8/2024.
Bộ trưởng Ngoại giao tiếp Trưởng Ban Nghiên cứu chính sách Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản

Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã chuyển lời cảm ơn của Lãnh đạo cấp cao Đảng, Chính phủ Việt Nam tới Thủ tướng Kishida Fumio cùng Lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do và các nghị sĩ Quốc hội Nhật Bản đã có điện chia buồn và cử Đặc phái viên của Thủ tướng Nhật Bản là nguyên Thủ tướng Suga Yoshihide tham dự tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn bày tỏ vui mừng trước sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Nhật Bản với sự tin cậy chính trị cao, hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, gắn kết nguồn nhân lực, giáo dục – đào tạo, hợp tác địa phương, giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân được thúc đẩy mạnh mẽ.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị hai bên thúc đẩy tin cậy chính trị thông qua trao đổi đoàn các cấp và cấp cao trên các kênh Đảng, Chính phủ, Quốc hội; tăng cường liên kết kinh tế giữa hai nước, đảm bảo an ninh kinh tế, hỗ trợ Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa thông qua cung cấp ODA thế hệ mới, hợp tác đầu tư, khuyến khích doanh nghiệp Nhật Bản tăng cường đầu tư, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực mới như chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, giao lưu giữa thế hệ trẻ hai nước…

Trưởng Ban Nghiên cứu chính sách Đảng LDP Tokai Kisaburo gửi lời chia buồn sâu sắc về sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Bày tỏ bất ngờ trước sự phát triển vượt bậc của Việt Nam kể từ sau chuyến thăm Việt Nam đầu tiên 35 năm trước, Trưởng Ban Nghiên cứu chính sách Tokai khẳng định, Nhật Bản sẵn sàng hợp tác đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam thông qua việc hỗ trợ xây dựng hạ tầng cơ sở, đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị…, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ ứng phó với các vấn đề về ô nhiễm môi trường trong quá trình phát triển.

Đánh giá cao những chính sách của Nhật Bản trong thời gian gần đây nhằm cải thiện điều kiện cuộc sống cho người lao động nước ngoài tại Nhật Bản, trong đó có việc thiết lập mới chế độ “đào tạo-làm việc”, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết, Việt Nam sẵn sàng hợp tác hỗ trợ Nhật Bản ứng phó vấn đề già hóa dân số, chấn hưng ngành bán dẫn của Nhật Bản thông qua phái cử lao động, trong đó có lao động chất lượng cao; đề nghị Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam thực hiện mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư ngành bán dẫn đến năm 2030, tăng các suất học bổng cho du học sinh Việt Nam sang Nhật Bản…

Bộ trưởng cũng đề nghị Chính phủ Nhật Bản đơn giản hóa và tiến tới miễn thị thực cho công dân Việt Nam để thúc đẩy hợp tác du lịch giữa hai nước.

Nhất trí với đề xuất của Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, ông Tokai khẳng định tiếp tục ủng hộ, tham mưu Chính phủ Nhật Bản có các chính sách nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ Việt Nam – Nhật Bản thời gian tới với trọng tâm là hợp tác, hỗ trợ Việt Nam đào tạo nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực mới như chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, bán dẫn… thông qua các chương trình, dự án cụ thể, trong đó có Chương trình giao lưu nghiên cứu, trao đổi du học sinh ASEAN – Nhật Bản (NEXUS); cho biết Chính phủ Nhật Bản sẽ tiếp tục có các chính sách tạo điều kiện và thu hút nhiều hơn lao động nước ngoài, trong đó có Việt Nam sang Nhật Bản làm việc.

Cũng tại buổi tiếp, ông Tokai cảm ơn sự hợp tác và ủng hộ của Việt Nam vào việc ghi danh hồ sơ Di sản thế giới đối với Mỏ vàng Sado của Nhật Bản; khẳng định tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam trong các vấn đề khu vực và quốc tế, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và trên thế giới.

Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc
Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc
(Ngày Nay) - Tối ngày 18/9 (tức ngày 16 tháng Tám năm Giáp Thìn) tại Đền Kiếp Bạc thuộc Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh đã diễn ra Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc.
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
(Ngày Nay) - Tại cuộc họp ngày 18/9 về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú đã đề nghị các tổ chức tín dụng (TCTD) rà soát khách quan, minh bạch theo mức độ ảnh hưởng và phân loại đối tượng bị thiệt hại để có chương trình hỗ trợ phù hợp.
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
(Ngày Nay) - Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa ban hành thông báo điều chỉnh tổ chức giao thông trên Đại lộ Thăng Long bắt đầu từ 9 giờ ngày 17/9/2024 đến khi có thông báo thay thế. Thông báo này thay cho Thông báo số 993/TB - SGTVT ngày 16/9/2024 của Sở Giao thông Vận tải.
Ảnh minh hoạ.
Biện pháp tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế có đang bị lạm dụng?
(Ngày Nay) - Tạm hoãn xuất cảnh là biện pháp hiệu quả để thu hồi nợ thuế, đảm bảo nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với nhà nước. Tuy nhiên, nếu bị lạm dụng, áp dụng tràn lan, có thể gây ra nhiều hệ lụy cho các doanh nghiệp Việt đang nỗ lực vượt khó, phục hồi trong bối cảnh nền kinh tế nói chung chịu nhiều biến động. .
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
(Ngày Nay) - “Thương người như thể thương thân” là truyền thống quý báu của dân tộc ta, đặc biệt là sau mỗi lần xảy ra các thiên tai, địch họa. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất thì việc cứu trợ phải đạt các tiêu chí “nhanh, khả thi, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, trực tiếp vào các đối tượng bị ảnh hưởng” theo nội dung Nghị quyết số 143/NQ-CP của Chính phủ.
Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là di sản tư liệu thứ ba của triều Nguyễn được công nhận là Di sản tư liệu thế giới vào năm 2016.
Không phân biệt cao - thấp với di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Sau 23 năm Luật Di sản văn hóa và 15 năm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa đi vào cuộc sống, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ được tiếp tục thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 21/10/2024. Dự luật mới kiên trì bảo vệ quan điểm không xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể theo Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.