Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Học sinh không phải chấp nhận rủi ro do đăng ký ban đầu

Xung quanh việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia này vẫn còn không ít những thắc mắc, băn khoăn từ nhiều người dân. Tất cả những vấn đề trên sẽ được người đứng đầu ngành giáo dục - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận trả lời người dân trong chuyên mục Dân hỏi Bộ trưởng trả lời tuần này.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Học sinh không phải chấp nhận rủi ro do đăng ký ban đầu

Kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua được dư luận xã hội đánh giá cao về cách tổ chức gọn nhẹ và tiết kiệm, giảm áp lực cho học sinh, gia đình và xã hội so với các năm trước.

Tuy nhiên, xung quanh việc tổ chức kỳ thi này vẫn còn không ít những thắc mắc, băn khoăn từ nhiều người dân. Tất cả những vấn đề trên sẽ được người đứng đầu ngành giáo dục - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận trả lời người dân trong chuyên mục Dân hỏi Bộ trưởng trả lời tuần này.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Học sinh không phải chấp nhận rủi ro do đăng ký ban đầu - anh 1

PV: Thưa Bộ trưởng, đến thời điểm này, kỳ thi mới cho thấy cơ hội vào đại học, cao đẳng của các thí sinh có tăng lên vì thông tin công khai, nhưng có ý kiến cho rằng: Các thí sinh tỉnh xa sẽ thiệt thòi hơn các thí sinh ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hay các thành phố lớn khá nhiều. Bởi vì, thí sinh tỉnh xa tiếp cận thông tin kém nhanh nhạy hơn để nộp, rút hồ sơ, điều chỉnh nguyện vọng cũng phải đi lại nhiều hơn. Mới đây, Bộ GD-ĐT đã có văn bản hướng dẫn Sở GD-ĐT các tỉnh hỗ trợ các em trong việc rút, nộp hồ sơ. Bộ trưởng nhìn nhận như thế nào về vấn đề này?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Để khắc phục những khó khăn đó và hỗ trợ các thí sinh ở vùng sâu, vùng xa, chúng tôi đã chỉ đạo báo Giáo dục & Thời đại và một số phương tiện truyền thông khác liên tục cập nhật thông tin cho các thí sinh.

Giải pháp thứ 2 cập nhật phần mềm để các thí sinh có thể thay đổi nguyện vọng của mình tại Trường THPT - nơi các thí sinh học và tại các Sở GD-ĐT địa phương.

Với phần mềm này cho phép các thí sinh thay đổi ngay lập tức đưa hồ sơ về trạng thái mới tự do để đăng kí vào nguyện vọng bổ sung sau này. Các Sở GD-ĐT cũng chỉ đạo các thầy mở mạng để cập nhật thông tin tuyển sinh thường xuyên, cung cấp thông tin tư vấn cho các thí sinh có nguyện vọng phù hợp với tình hình chung. Hiện nay việc vận hành phần mềm này vẫn trong tầm kiểm soát, và các thí sinh ở vùng sâu, vùng xa đã vào mạng và thay đổi được nguyện vọng tại chỗ.

PV: Còn một số người dân khác có hỏi: "Thưa Bộ trưởng, tôi năm nay có con xét tuyển vào đại học nhưng với cách đổi mới năm nay tôi thấy rất lo lắng. Bởi vì phải liên tục phải theo dõi thông tin từ phía các trường xem tình hình nộp hồ sơ thế nào, rất mệt mỏi. Bộ trưởng có cách nào khắc phục tình trạng này?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Tiếp nhận những băn khoăn phản ánh của xã hội và với sự phát triển của công nghệ thông tin, quán triệt tinh thần Nghị quyết 29 mọi hoạt động của Bộ GD-ĐT hướng vào sự phát triển, hình thành năng lực phẩm chất, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh.

Và để tập dần việc cân nhắc lựa chọn quyết định liên quan đến học sinh, chúng tôi quyết định công bố kết quả thi của các thí sinh, tập hợp điểm các khối thi, công bố tình hình hồ sơ nộp vào các trường để các thí sinh biết mình ở tốp nào ở trường dự định học.

Nếu như trước đấy các thí sinh lo nhưng không thể có giải pháp thay đổi, phải chấp nhận sự đăng ký ban đầu may rủi, bây giờ có thông tin để tính toán, cân nhắc thay đổi để có quyết định phù hợp.

Chúng tôi nghĩ đây là sự đổi mới cần thiết để các thí sinh có kết quả tương xứng với thành quả học tập đạt được và phù hợp với mặt bằng chung, các trường cũng chọn được các học, sinh giỏi để đào tạo.

Chúng tôi cho rằng, năm nay là năm đầu tiên làm có thể chưa quen nên nhưng sẽ rút kinh nghiệm dần và thay đổi.

Còn về lo lắng thứ hai là việc cập nhật thông tin khó khăn, hay công việc của nhà trường chưa đồng bộ, nhịp nhàng được, chúng tôi luôn theo sát việc này và động viên tinh thần trách nhiệm, huy động các Sở GD-ĐT giúp đỡ và có công cụ kỹ thuật để xử lý trường hợp cụ thể nhằm hạn chế tối đa sự lo lắng của phụ huynh và học sinh.

PV: Một số giáo viên gửi thư đến Bộ trưởng bày tỏ băn khoăn: Tôi thấy năm nay chỉ có 16.000 thí sinh đăng ký thi môn ngoại ngữ, đây thực sự có vấn đề vì môn ngoại ngữ đang rất quan trọng đối với thế hệ trẻ trong thời kỳ hội nhập. Nhưng vấn đề nổi lên là điểm thi ngoại ngữ lại quá thấp. Bộ trưởng nghĩ sao về tình trạng này?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Việc dạy và học ngoại ngữ của chúng ta trong thời gian qua mới chỉ chú trọng đến việc dạy ngữ pháp, đọc hiểu và chưa chú trọng nghe, nói, đọc, viết. Trong thời kỳ hội nhập này không có 4 kỹ năng đó không thể làm việc, hợp tác làm ăn được. Số lượng năm nay các thí sinh đăng ký thi ngoại ngữ ít là vì tình hình dạy học ngoại ngữ chưa phủ kín trong cả nước, nhiều nơi học nhưng chất lượng thấp quá, đấy là phản ánh đúng thực chất.

Để giải quyết việc này, hiện nay Chính phủ đã cho phép Bộ Giáo dục Đào tạo triển khai Đề án 2020 đang làm ở khâu đào tạo lại, đào tạo mới giáo viên dạy ngoại ngữ đáp ứng 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết theo đúng tham chiếu của châu Âu để việc dạy đáp ứng yêu cầu mới.

PV: Liên quan về dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ vừa công bố, nhiều giáo viên gửi thư về chuyên mục bày tỏ sự lo ngại việc phải dạy học tích hợp, khi chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện vào năm 2018. Vậy Bộ GD-ĐT đã có sự chuẩn bị như thế nào để đào tạo đội ngũ giáo viên, cụ thể đối với các giáo viên đang dạy, các sinh viên của trường đại học, cao đẳng đang học và việc thay đổi Chương trình giảng dạy của cả các trường đại học?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Trên thực thế trong quá trình chuẩn bị Đề án trình Trung ương ra Nghị quyết 29 trong đó có vấn đề giảng dạy tích hợp, chúng tôi đã thực nghiệm một số mô hình dạy học tích hợp tại nhiều địa phương trong cả nước. Trong đó có những tỉnh rất khó khăn như Lào Cai, Bắc Cạn, một số tỉnh ở Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Với đội ngũ giáo viên và trình độ giảng dạy hiện tại tôi cho rằng chúng ta có thể dạy tích hợp được, tất nhiên còn ở mức độ đơn giản, trên cơ sở kết quả của đợt thực nghiệm đó, chúng tôi mới trình ra Trung ương ban hành Nghị quyết.

Quá trình này vẫn triển khai ở cả cấp tiểu học, trung học và lan rộng ra hầu hết các tỉnh đã triển khai không chỉ có trường có điều kiện thuận lợi mà cả những trường thiếu thốn khó khăn vẫn triển khai tốt.

Công việc sẽ khó, cường độ làm việc sẽ vất vả hơn nhất là thời gian đầu, nhưng không phải không khả thi. Khi có chương trình sách giáo khoa mới chúng tôi sẽ thực hiện việc đào tạo lại đội ngũ giáo viên một cách bài bản cập nhật để thực hiện việc dạy và học tích hợp.

PV: Thưa Bộ trưởng, năm học mới chuẩn bị bắt đầu, vậy Bộ trưởng có những chia sẻ gì đến các học sinh, sinh viên trong cả nước?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Trước hết, tôi xin gửi tới những thầy cô giáo, học sinh, sinh viên ở những tỉnh phải hứng chịu thiên tai do mưa lũ vừa qua, thay mặt ngành giáo dục tôi xin gửi lời chia sẻ đến toàn bộ thầy cô giáo, các em học sinh, sinh viên, tin tưởng với sự hỗ trợ của cả hệ thống chính trị ở địa phương các thầy cô giáo và học sinh tại đây nhanh chóng khắc phục khó khăn, ổn định điều kiện để bước vào khai giảng năm học mới với khí thế phấn khởi.

Thứ 2, tôi xin gửi tới thầy cô giáo, học sinh sinh viên trong cả nước lời chúc mừng năm học mới, chúng ta tiếp tục quyết tâm bằng hành động cụ thể đẩy mạnh hơn nữa việc đổi mới giáo dục đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29 mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn, nhiều kết quả tốt hơn, lập thành tích thiết thực chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 sẽ diễn ra vào đầu năm 2016.

Tôi xin phép thay mặt ngành GD-ĐT gửi lời cảm ơn chân thành đến nhân dân, cấp ủy chính quyền các địa phương và toàn bộ hệ thống chính trị đã hỗ trợ, giúp đỡ ngành GD-ĐT triển khai thắng lợi kỳ thi THPT quốc gia 2015 cũng như hoàn thành kế hoạch năm học 2014-2015.

PV: Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Xem thêm:

- Danh sách hồ sơ xét tuyển của các trường cập nhật đến hết ngày 15/8

- Từ 15 đến 17 điểm các thí sinh nên xét tuyển vào trường nào?

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.