Theo ông Khoa, năm 2017, Bộ Y tế nhận định tình hình SXH sẽ có những diễn biến phức tạp cùng chung với tình hình của khu vực nên đầu năm 2017 Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch phòng chống dịch trong đó chú trọng đến phòng chống SXH và yêu cầu UBND các tỉnh thành phố cũng phê duyệt kế hoạch của từng thành phố để huy động nguồn lực phòng chống SXH đồng thời Bộ Y tế cũng thành lập các đoàn đi kiểm tra hỗ trợ các địa phương đến các địa phương có diễn biến nóng làm việc với UBND tỉnh để tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cũng như đề nghị UBND tỉnh triển khai công tác phòng chống dịch của từng tỉnh và sẵn sàng vật tư hóa chất, máy phun để cấp cho các tỉnh khó khăn để chủ động phòng dịch và khi dịch có nguy cơ bùng phát đã tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ ban hành công điện, trong đó Thủ tướng giao trách nhiệm phòng chống SXH ở các địa phương cho chủ tịch UBND tỉnh, thành phố và đề nghị UBND các tỉnh giao nhiệm vụ cho người đứng đầu của các cấp chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác phòng chống dịch đó.
Bộ Y tế cũng liên tục theo dõi sát tình hình các địa phương, đặc biệt tại Hà Nội tình hình dịch đến sớm hơn. Có một số lý do dịch đến sớm, ở Hà Nội nền nhiệt độ hằng năm những tháng đầu năm xuống rất thấp khi đó muỗi không phát triển được nhưng năm nay nhiệt độ trung bình của Hà Nội thấp nhất là tháng 1 nhưng lại cao hơn 5 độ C so với những năm trước cho nên đàn muỗi mang mầm bệnh được duy trì liên tục từ năm trước sang năm sau.
Ở thành phố Hồ Chí Minh thì mùa mưa cũng đến sớm và lượng mưa cũng nhiều hơn nên dịch cũng liên tục như vậy nên Bộ Y tế đã lên tục làm việc với 2 thành phố Hà Nội, TP.HCM và cả lãnh đạo UBND các thành phố và cùng với lãnh đạo chính phủ, UB đi kiểm tra các điểm nóng của hai thành phố, huy động các nguồn lực như Hà Nội, Bộ Y tế huy động máy phun lớn hỗ trợ Hà Nội để tiến hành dập dịch trên diện rộng huy động lực lượng quân đội, học sinh, sinh viên tham gia