Brazil đối diện đợt tẩy trắng san hô nghiêm trọng chưa từng có

0:00 / 0:00
0:00
Brazil đang chuẩn bị ứng phó với đợt tẩy trắng san hô trầm trọng nhất từ trước đến nay do các vùng nước ấm đe dọa các rạn san hô tại khu bảo tồn biển lớn nhất của nước này, tác động tiêu cực tới nguồn thu từ hoạt động đánh bắt cá và doanh thu du lịch hàng trăm triệu USD mỗi năm.
Brazil đối diện đợt tẩy trắng san hô nghiêm trọng chưa từng có

Giám đốc Chương trình Allen Coral Atlas theo dõi các rạn san hô trên toàn cầu bằng vệ tinh, ông Greg Asner cho biết ông chưa từng nhận được cuộc gọi nào phản ánh tình trạng tẩy trắng san hô tại Brazil. Tuy nhiên, những dải san hô khổng lồ đã chuyển sang màu trắng xương dọc khu vực ven biển Đại Tây Dương rộng lớn của Brazil tính từ các bang Alagoas đến Rio Grande do Norte ở phía Đông Bắc, bao gồm cả công viên biển Coral Coast dài 120 km.

Bốn nhà khoa học theo dõi san hô cho biết năm nay, tình trạng này đang trên đà trở thành đợt tẩy trắng nghiêm trọng nhất được ghi nhận đối với san hô ở công viên biển Coral Coast và có thể là san hô trên cả nước.

Giám đốc nghiên cứu tại Viện Coral Vivo cho biết gần 100% san hô ở một số khu vực của công viên biển đã bị ảnh hưởng và một số bắt đầu chết. Thậm chí rạn san hô ít nổi tiếng hơn ngoài khơi Brazil, gần thành phố Natal, còn bị tẩy trắng trên diện rộng hơn. Nhiệt độ nước đo được ở ven bờ của công viên biển lên tới 33 độ C, trong khi nhiệt độ lý tưởng nhất với san hô là khoảng 27 độ C.

Ông Pedro Pereira, điều phối viên của Dự án Bảo tồn San hô, cho biết hiện tượng tẩy trắng diễn ra rất mạnh và con người đang phải chứng kiến hệ sinh thái đẹp và kỳ diệu như vậy đang dần biến mất.

Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), Brazil sở hữu tỷ lệ san hô hiếm thấy ở mức cao nhất thế giới, trong đó có ít nhất 7 loài có nguy cơ tuyệt chủng.

San hô là động vật biển tồn tại dưới dạng các thể polip nhỏ giống hải quỳ, thường sống thành các quần thể gồm nhiều cá thể giống hệt nhau. San hô có mối quan hệ cộng sinh với tảo sống trong mô của chúng và cung cấp nguồn thức ăn chính cho chúng. Tẩy trắng là hiện tượng xảy ra khi nhiệt độ nước biển tăng cao, khiến san hô trục xuất tảo sống trong mô ra ngoài. Quá trình này khiến màu sắc rực rỡ của san hô biến mất, chỉ còn lại duy nhất màu trắng. Một số loài san hô bị tẩy trắng có thể phục hồi đáng kể và có khả năng phục hồi nếu nhiệt độ nước biển giảm. Tuy nhiên, trong năm qua, nhiệt độ nước biển đã phá vỡ kỷ lục khi biến đổi khí hậu làm tăng thêm hiện tượng thời tiết El Nino, vốn thường khiến Trái Đất nóng lên 6 hoặc 7 năm một lần.

Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
(Ngày Nay) - Một cuộc đua cạnh tranh kéo dài từ lúc mới sinh cho đến lúc đi học, đi làm khiến nhiều người Hàn Quốc cảm thấy kiệt quệ và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần của họ.
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
(Ngày Nay) - Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.
Mỹ tìm cách tăng cường viện trợ cho Gaza
(Ngày Nay) - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Jordan để thảo luận về các cách thức thúc đẩy vận chuyển hàng viện trợ đến Dải Gaza và thảo luận về tình hình căng thẳng trong khu vực thời gian qua.
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
(Ngày Nay) - Theo Báo cáo kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng qua ước đạt 6.28 tỷ USD, tăng 7.4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là vốn FDI thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.