Bức tranh toàn cảnh về nhân lực ở Việt Nam: Nhiều điểm tích cực

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Thị trường lao động của quý 1 năm nay đang dần sôi động trở lại ở nhiều ngành kinh tế, đời sống của người lao động được cải thiện hơn, thu nhập bình quân của người lao động có sự phục hồi mạnh mẽ.
(Ảnh minh họa. PV/Vietnam+)
(Ảnh minh họa. PV/Vietnam+)

Bức tranh toàn cảnh về nhân lực ở Việt Nam hiện nay có nhiều điểm tích cực; đã xuất hiện những yếu tố góp phần làm tăng chất lượng nhân lực.

Lực lượng lao động trong quý 1 vừa qua ở Việt Nam đạt mức 68,1%, tăng 0,4 điểm phần trăm so với quý trước. Lực lượng lao động khu vực thành thị là 65,9%, ở nông thôn là 69,5%. Số lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ quý 1 là 26,1%, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Số lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm là 50 triệu người, tăng 132.200 người so với cùng kỳ năm trước; lao động trong khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất với 38,7%, tương đương 19,4 triệu người, tiếp đến là lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng, chiếm 33,5%, tương đương 16,8 triệu người. Lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng thấp nhất, 27,8%, tương đương 13,9 triệu người.

Thu nhập bình quân hằng tháng của người lao động trong quý 1 là 6,4 triệu đồng, tăng 1 triệu đồng so với quý trước và tăng 110.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.

So với quý trước, thu nhập của người lao động tăng mạnh (tăng 20,1% tương ứng tăng khoảng 1 triệu đồng/người/tháng). So với cùng kỳ năm trước, thu nhập bình quân của người lao động tăng khoảng gần 2%, tương ứng khoảng 110.000 đồng và tăng 4% so với cùng kỳ năm 2020, tương ứng tăng 216.000 đồng/người/tháng.

Bà Valentina Barcucci, chuyên gia kinh tế lao động thuộc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam, phân tích vào năm 2000 có 65,3% lực lượng lao động thuộc lĩnh vực nông nghiệp, đến năm 2020, tỷ trọng hai phần ba thuộc lĩnh vực nông nghiệp đó đã giảm xuống còn 37,2%, tăng thêm lao động cho lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp. Trước đây lĩnh vực nông nghiệp tuyển dụng nhiều lao động nhất, sau hai thập niên lĩnh vực dịch vụ và nông nghiệp tuyển dụng số lao động gần tương đương nhau (lần lượt là 37,3% và 37,2%) và theo sát là lĩnh vực công nghiệp (25,5%).

Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội quý 4 và năm 2021 của Tổng cục Thống kê cho biết năng suất lao động của toàn nền kinh tế Việt Nam theo giá hiện hành ước đạt 171,3 triệu đồng/lao động (tương đương 7.398 USD/lao động, tăng 538 USD so với năm 2020).Năm 2020, năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành đạt 117,9 triệu đồng/lao động (tương đương 5.081 USD/lao động), tăng 5,4% so với năm 2019. Bình quân giai đoạn 2016-2020, năng suất lao động tăng 5,78%/năm, cao hơn so với mức tăng bình quân 4,35%/năm của giai đoạn 2011-2015. Tính chung giai đoạn 2011-2020, năng suất lao động tăng bình quân 5,07%/năm. Năm 2021 năng suất lao động của nước ta đạt 171,3 triệu đồng/lao động./.

TIN LIÊN QUAN
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.