Ca sĩ Magaly Solier được vinh danh là “Nghệ sĩ vì Hòa bình UNESCO”

(Ngày Nay) - Magaly Solier, nữ diễn viên-ca sĩ người Peru được lựa chọn trở thành “Nghệ sĩ vì Hòa bình UNESCO” vào ngày 26/6. Tổng giám đốc UNESCO Irina Bokova đã công nhận nỗ lực của nữ nghệ sĩ trong việc bảo vệ, quảng bá ngôn ngữ và âm nhạc bản địa trong suốt sự nghiệp nghệ thuật cũng như thực hiện cam kết về những lý tưởng UNESCO.
Ca sĩ Magaly Solier được vinh danh là “Nghệ sĩ vì Hòa bình UNESCO”

Magaly Solier Romero sinh ra trong một gia đình người Quechua ở tỉnh Huanta (vùng Ayacucho, Peru). Cô bắt đầu sự nghiệp nghệ thuật của mình khi giành giải thưởng tại Liên hoan Âm nhạc Ayacuchana năm 2003. Một năm sau đó, Magaly có vai diễn đầu tiên trong bộ phim Peru “Madeinusa” do Claudia Llosa làm đạo diễn. Nhờ bộ phim, cô đã được trao giải đôi: "Nữ diễn viên xuất sắc nhất" năm 2006 tại Liên hoan phim Cartagena de Indias ở Columbia và tại Liên hoan Montreal Ibero Mỹ Latinh ở Canada.

Năm 2009, Magaly đã tham gia bộ phim “Fausta (La Teta Asustada)” của đạo diễn Claudia Llosa, đưa tên  tuổi của Magaly vươn ra tầm thế giới. Tiếp đến là vai diễn trong “Altiplano” của hai đạo diễn Peter Brosens và Jessica Woodworth, “Amador” do Fernando León de Aranoa chỉ đạo và đã nhận được giải “Nữ diễn viên xuất sắc nhất” tại Liên hoan phim Quốc tế Guadalajara. Cùng năm đó, Magaly phát hành album đầu tay của mình mang tên “Warmy”. Hầu hết các bài hát đều được hát bằng tiếng Quechua và được trao giải "Album xuất sắc nhất” tại Peru.

Năm 2014, nữ diễn viên ca sĩ phát hành album thứ hai của mình với tên gọi “Coca Quintucha”, bao gồm các bài hát truyền thống của khối Andean được biểu diễn ở Quechua. Sau khi album được phát hành, Magaly đã tổ chức một số buổi hòa nhạc với các bài hát được thể hiện bằng ngôn ngữ bản địa của Quechua, Aymara, Ashaninka và Muchik.

Sự nghiệp nghệ thuật của Magaly Solier phản ánh cam kết của cô đối với hoà bình, nhân quyền, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và quyền lợi của trẻ em được học bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Thông qua những sáng tạo không ngừng nghỉ, Magaly đã bày tỏ sự nỗ lực đấu tranh chống bất bình đẳng giới và bạo lực đối với phụ nữ. Một trong những sứ mệnh của cô với tư cách một nghệ sĩ vì Hòa bình UNESCO sẽ là việc quảng bá cho “Năm của Ngôn ngữ Bản địa 2019” và “Bản đồ ngôn ngữ UNESCO” hiện đang trong quá trình chuẩn bị.

Những nghệ sĩ được vinh danh “Nghệ sĩ vì Hòa bình UNESCO” là những cá nhân nổi tiếng trên thế giới, những người có thể sử dụng tầm ảnh hưởng và uy tín của mình để giúp quảng bá các thông điệp và các chương trình của Tổ chức UNESCO. UNESCO làm việc với những nhân vật nổi bật này để nâng cao nhận thức của công chúng về các vấn đề phát triển then chố, cũng như có thể thông báo cho công chúng về hoạt động cũng như tiêu chí của UNESCO trong mọi lĩnh vực cuộc sống.

Nữ ca sĩ Uyên Linh, Quán Quân cuộc thi “Thần tượng Âm nhạc 2010” được chọn làm đại sứ thiện chí về các vấn đề thanh niên trong khuôn khố đại hội lần thứ 8 của Liên hiệp các hội UNESCO thế giới (tháng 8/2011)

Bình luận
Tác phẩm “Chợ hoa Tết Hàng Lược”. Ảnh: Minh Ngọc
Triển lãm 75 tác phẩm tranh cắt vải độc đáo
(Ngày Nay) - Triển lãm giới thiệu 75 tác phẩm tranh cắt vải - kết quả của 45 năm miệt mài lao động, đi qua nhiều vùng miền trên mảnh đất hình chữ S của hoạ sỹ Trần Thanh Thục.
Phát động chương trình trồng 1 triệu cây xanh cho Trường Sa
Phát động chương trình trồng 1 triệu cây xanh cho Trường Sa
(Ngày Nay) -HiGreen Trường Sa – chương trình do Ngân hàng Quân đội MB và Quân chủng Hải quân chung tay khởi xướng – hướng tới mục tiêu trồng mới một triệu cây xanh trên huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa được phát động chính thức chiều nay, 02/04/2025.
Infographic về Liên minh Nghị viện thế giới
Infographic về Liên minh Nghị viện thế giới
(Ngày Nay) - Được thành lập năm 1889 tại Paris và có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ, Liên minh Nghị viện thế giới (Inter-parliamentary Union - IPU) là một tổ chức quốc tế tập hợp nghị viện các quốc gia có chủ quyền.