Các bác sĩ Việt Nam xung đột quan điểm trong phòng, chống dịch COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trước tốc độ lây lan mạnh của COVID-19, nhiều bác sĩ Việt Nam đã đưa ra các quan điểm khác biệt, thậm chí là trái ngược nhau trong việc phòng, chống dịch bệnh lần này. 
Các bác sĩ Việt Nam xung đột quan điểm trong phòng, chống dịch COVID-19

Kể từ khi làn sóng lây nhiễm COVID-19 lần thứ nhất xuất hiện tại Việt Nam, các cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương đang áp dụng chiến thuật “phòng ngự chặt, phản công nhanh’. Chiến thuật này có thể hiểu là cách ly triệt để các địa phương, khu dân cư xuất hiện ca nhiễm, tiếp đó là thần tốc truy vết để phát hiện các F1, F2 rồi tiếp tục đưa những đối tượng này đi cách ly, chặn đứng chuỗi lây nhiễm.

Mặc dù đạt được thành công ấn tượng khi khống chế nhanh chóng cả 3 làn sóng COVID-19 trước đây, nhưng tới làn sóng lây nhiễm lần 4, khi dịch COVID-19 xuất hiện biến chủng mới, việc khống chế các ca lây nhiễm gặp rất nhiều khó khăn.

Chỉ trong một thời gian ngắn, COVID-19 lan rộng ra các tỉnh thành với tốc độ rất nhanh, nhiều ca F0 không có triệu chứng, hoàn toàn khỏe mạnh. Chính vì vậy đã có các quan điểm khác biệt, thậm chí là trái ngược nhau trong việc phòng, chống dịch bệnh của các bác sĩ.

Bác sĩ Trần Văn Phúc là một trong 10 thầy thuốc trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2014. Hiện bác sĩ Phúc công tác tại bệnh viện Saint Paul, Hà Nội.

Trong rất nhiều bài viết đăng trên trang facebook cá nhân và các bài viết riêng cho một số cơ quan báo chí, bác sĩ Trần Văn Phúc kiên trì bày tỏ quan điểm, nên hạn chế việc phong tỏa diện rộng, chống dịch cực đoan. Thay vào đó, chính quyền các địa phương cần tính tới giải pháp sống chung với COVID-19 để đảm bảo sinh kế cho người dân.

Bác sĩ Trần Văn Phúc đưa ra luận điểm: “Đồng ý rằng một năm rưỡi qua chúng ta phòng chống dịch quá tốt. Nhưng ở làn sóng dịch thứ tư, theo tôi đã có sự thay đổi lớn. Với biến thể Delta, virus đột biến lẩn tránh miễn dịch và tăng ái tính với thụ thể ACE2 của tế bào người, làm cho người nhiễm tăng tải lượng virus, dẫn đến khả năng và tốc độ lây truyền rất cao.

Biến thể Delta với 68% ca mắc không triệu chứng, nhiều ca F0 đang âm thầm lây nhiễm rất nhanh trong cộng đồng, đó chính là lý do tại sao TP HCM đã thực hiện giãn cách xã hội đủ bốn tuần, nhưng số ca nhiễm vẫn đang tăng.

Tôi sử dụng thuật toán thống kê ước tính hệ số lây nhiễm trong giãn cách xã hội, kết quả: TP HCM sẽ phải giãn cách xã hội hai đến ba tháng để có thể dập tắt hoàn toàn các chuỗi lây nhiễm cộng đồng. Tức, sự kỳ vọng giãn cách xã hội trong vài tuần để Thành phố vô nhiễm với virus là không thể.

Tôi cho rằng, giãn cách xã hội sẽ mang lại thành tích giảm số ca bệnh, nhưng mỗi đợt giãn cách kéo dài hàng tháng, lặp đi lặp lại nhiều lần thì hệ quả sẽ khôn lường. Đó là những người cố thủ trong nhà chấp nhận ốm nặng, thậm chí tử vong, là những người yếu thế bị "tấn công", những người mất việc làm, phải gánh chịu thảm hoạ kép cả đói khổ lẫn bệnh tật. Nghiêm trọng nhất, đó là khi nền kinh tế đổ vỡ dẫn đến khủng hoảng xã hội.”

Có quan điểm khá tương đồng với bác sĩ Trần Văn Phúc, Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, bệnh nhân mắc COVID-19 có triệu chứng và triệu chứng nặng đang thấp hơn giai đoạn đầu của đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4.

Hiện có 68% bệnh nhân COVID-19 đang điều trị không có triệu chứng, chỉ 1,3% bệnh nhân có triệu chứng nặng (31 trường hợp). Trong thời gian đầu phát hiện chuỗi lây nhiễm liên quan nhóm truyền giáo Phục Hưng, có 68% trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 có triệu chứng.

"Qua số liệu phân tích trên, theo tôi những ca chỉ điểm hiện nay hầu như không có triệu chứng hoặc có triệu chứng rất mơ hồ. Hầu hết ca bệnh ở mức độ nhẹ, nếu không đi khám, họ sẽ bị bỏ qua và chúng ta chậm hơn dịch bệnh là điều tất yếu", ông Nguyễn Trí Dũng thông tin.

Cũng theo ông Dũng, virus SARS-CoV-2 sau khi lây truyền qua nhiều thế hệ sẽ xuất hiện 2 trạng thái. Trạng thái đầu tiên là độc lực gia tăng, trạng thái tiếp theo là độc lực sẽ giảm. Khi độc lực của SARS-CoV-2 giảm, sự lây lan vẫn tồn tại, nhưng người nhiễm không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất nhẹ.

"Có thể chúng ta cần tính tới phương án sống chung với lũ. Nghĩa là chúng ta chỉ truy tìm rắn độc thay vì đi tìm những con rắn nước", ông Nguyễn Trí Dũng ví von khi đề xuất phương án sống chung với dịch Covid-19.

Qua đó, ông đề xuất thời gian tới, TP.HCM cần bảo vệ những nhóm đối tượng có nguy cơ, có bệnh nền. Những người này cần được tiêm vaccine phòng COVID-19 và áp dụng các biện pháp phòng ngừa. Những đối tượng khác có thể coi là mắc cúm.

Mặc dù các đề xuất thay đổi cách phòng chống dịch của các bác sĩ nêu trên nhận được nhiều sự đồng tình, hưởng ứng của không ít người dân, tuy nhiên đã có các ý kiến phản bác khá mạnh của những bác sĩ khác.

Các bác sĩ Việt Nam xung đột quan điểm trong phòng, chống dịch COVID-19 ảnh 1

Nhiều bác sĩ cho rằng, việc cách ly dài ngày, phong tỏa diện rộng sẽ khiến kinh tế có nguy cơ đổ vỡ, người dân gặp khó khăn.

Bác sỹ Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho rằng, không thể coi COVID-19 như bệnh cúm mùa, càng không nên tìm cách sống chung với dịch bệnh này bởi đây là căn bệnh rất nguy hiểm, bất kỳ sự chủ quan nào cũng sẽ phải trả giá rất đắt.

Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu đưa ra cảnh báo: “Rất nhiều người trong đó có tôi khá bi quan về khả năng kiểm soát Virus ở Sài Gòn rồi lan ra cả nước. Mọi dự báo về đỉnh dịch đều thất bại. Nguyên nhắn đã được mọi người phân tích rất nhiều nên tôi không nhắc lại nữa. Một bộ phận trong đó có cả các bác sĩ đã lên tiếng ủng hộ việc chấp nhận con virus này như cúm mùa, bỏ giãn cách xã hội và các biện pháp mạnh chúng ta đã triển khai từ khi dịch bệnh xuất hiện ở Việt Nam.

Tôi rất hiểu vì sao có sự thay đổi từ ủng hộ sang phản đối cách chống dịch hiện nay. Lý do thường được nhắc đến là nếu cách ly xã hội, kinh tế bị ảnh hưởng, người dân sẽ không đủ sức để chịu đựng, GDP giảm sút... Còn nguyên nhân thứ 2 lại có liên quan đến khoa học, con virus lần này không quá nguy hiểm đến tính mạng với 80% không triệu chứng.

Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu cũng đưa thêm dẫn chứng, với 80% không triệu chứng xét về mặt quản lý sự phát tán virus trong cộng đồng còn khó khăn hơn rất nhiều so với có triệu chứng báo hiệu. Mức độ lây lan sẽ nhanh hơn đặc biệt ở những nơi mật độ dân số cao. Điều này lý giải sao số lượng ca mắc mới ở Sài gòn tăng nhanh đến vậy.

Các bác sĩ Việt Nam xung đột quan điểm trong phòng, chống dịch COVID-19 ảnh 2

Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu lo ngại nếu "mở cửa" sống chung với Covid sẽ là sai lầm khiến chúng ta phải trả giá đắt.

“Thử làm phép tính ví dụ virus lan đến 1 triệu dân, chúng ta sẽ có 200.000 người thực sự là bệnh nhân (thực sự có triệu chứng, cần chăm sóc). Hệ thống y tế nào chịu đựng nổi nếu chỉ 10% trong số có triệu chứng trở nặng cần nhập ICU thở máy. Sẽ có người phản bác lại vì cho rằng số nhiễm không bao giờ tăng đến như vậy nhưng nếu nhìn sang các nước Mỹ , Âu hay Ấn độ chúng ta sẽ thấy sự lan nhanh của biến chủng virus này.

“Không phải ngẫu nhiên những nước như Malaysia, Úc … đã vượt qua được các đỉnh dịch trước đây bây giờ lại đóng cửa trở lại cho dù số lượng người được tiêm phòng chắc chắn vượt Việt Nam nhiều lần. Hệ thống y tế họ mạnh hơn chúng ta trong điều trị nhưng cũng không dám mở cửa “nghênh chiến” với kẻ thù không mầu, không vị, không mùi này", bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu kết luận.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.