Các tỉnh Nam Bộ tất bật đối phó áp thấp nhiệt đới kép

(Ngày Nay) -Trước hai cơn áp thấp nhiệt đới đang tiến vào Nam Bộ, hôm nay các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Cà Mau đã cấm tàu thuyền ra khơi.
 
Tàu cá cập bờ tránh áp thấp nhiệt đới ở sôngDương Đông, Phú Quốc. Ảnh:Cửu Long.
Tàu cá cập bờ tránh áp thấp nhiệt đới ở sôngDương Đông, Phú Quốc. Ảnh:Cửu Long.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, 7h ngày 1/11 tâm áp thấp nhiệt đới cách Côn Đảo khoảng 130 km về phía Đông Đông Nam, sức gió tối đa 60 km/h, cấp 7. Với hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15-20 km/h, sáng mai áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Nam Cà Mau, giữ nguyên cường độ.

Trong khi đó, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động ở khu vực cách đảo Palawan (Philippines), sức gió mạnh 60 km/h, cấp 7. Ngày và đêm nay, áp thấp nhiệt đới theo hướng Tây, tốc độ 20 km/h và có thể phát triển thành bão.

Trước diễn biến phức tạp của áp thấp nhiệt đới kép, các tỉnh Nam Bộ đang lo đối phó. Tại Cà Mau sáng nay trời âm u, nhiều mây, ở một vài cửa biển trên địa bàn như Khánh Hội, Sông Đốc bắt đầu có mưa nhẹ.

Tỉnh cấm tàu thuyền ra khơi sau 18h ngày 1/11; di dời dân tại những nơi nguy hiểm. Chiều mai, các học sinh tiểu học và mầm non ở các xã ven biển được nghỉ học. Lễ tưởng niệm 20 năm bão Linda dự kiến tổ chức ngày 2/11, được dời sang hôm sau.

Bộ đội Biên phòng đang khẩn trương liên lạc, xác định vị trí 171 tàu với hơn 1.000 ngư dân còn trên biển, kịp đưa vào bờ hoặc vượt khỏi vùng nguy hiểm.

Ông Sử Văn Minh -  Phó chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời - cho biết khả năng địa phương sẽ di dời khoảng 1.000 hộ sống ven biển, nơi có khả năng sạt lở cao. Huyện U Minh cũng đã lên phương án di dời dân hiện sống ngoài đê vào nơi an toàn. 

Theo ông Lâm Văn Phú - Phó chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc - tâm trạng người dân ở cửa biển rất lo lắng, bà con theo dõi sát sao thông tin dự báo thời tiết. Một số ngư dân đã bắt đầu tính việc đưa tài sản từ tàu lên bờ, đề phòng nước dâng, gió giật…

Ông Đoàn Văn Khởi - chủ tàu ở cửa biển Sông Đốc cho biết, ông cùng nhiều người khác đã chủ động cho tàu vào nơi neo đậu từ nhiều ngày trước. "Thời tiết âm u hôm nay không khác chi 20 năm trước khi bão Linda đổ vào Cà Mau", ông Khởi nói.

Tại Kiên Giang, theo ông Đinh Khoa Toàn - Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc - sáng nay thời tiết trên đảo bình thường, không có mưa giông. 

Kiên Giang có hơn 10.000 tàu đánh bắt hải sản. Trong đó có 45% tàu đánh bắt xa bờ. "Hiện nhiều tàu đánh bắt gần bờ đã vào nơi trú an toàn, còn các tàu xa bờ cũng đang chạy vào", ông Nguyễn Văn Tâm - Giám đốc Sở Nông nghiệp tỉnh - nói.

Theo ông Lê Phước Săn - Trưởng điều hành đội tàu khách của Công ty cổ phần tàu cao tốc Superdong - tàu cao tốc có sức chứa hơn 300 khách từ Sóc Trăng ra Côn Đảo đã được lệnh tạm ngưng hoạt động để tránh áp thấp nhiệt đới.

Riêng 7 tàu cao tốc Rạch Giá- Phú Quốc; Hà Tiên - Phú Quốc; Rạch Giá - Đảo Nam Du (250-350 chỗ mỗi tàu ) vẫn hoạt động bình thường. "Thời tiết trên vùng biển Kiên Giang hiện có sóng gió cấp 4-5, trong khi đội tàu chịu được sóng gió cấp 7", ông Săn nói.

Ở Bến Tre sáng nay có mưa nhẹ kéo dài. Ông Bùi Văn Lâm - Giám đốc Sở Nông nghiệp, Phó ban chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tỉnh - cho biết vừa gửi công điện đến các sở ban ngành, địa phương nhất là 3 huyện vùng biển Ba Tri, Thạnh Phú, Bình Đại sẵn sàng ứng phó với thời tiết xấu.

Trong số 4.000 tàu đánh bắt, hơn 1.400 tàu với 8.700 ngư dân đã vào neo đậu. Hơn 46.000 ha nuôi trồng thủy sản ven biển, tỉnh chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, gia cố các tuyến đê bao, bảo vệ tài sản người dân, đề phòng kịch bản xấu triều cường kết hợp mưa to gây nước dâng 4- 4,5 m.

Các tỉnh Nam Bộ tất bật đối phó áp thấp nhiệt đới kép ảnh 1

Khu neo đậu tàu thuyền ở huyện Ba Tri, Bến Tre. Ảnh: Hoàng Nam.

Trong khi đó, ông Lê Minh Dũng - Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ (địa phương duy nhất của TP HCM giáp biển) - cho biết ngay tuần vừa qua Trung ương và thành phố đã phối hợp tổ chức buổi diễn tập phòng chống cứu nạn cứu hộ khi xảy ra thiên tai trên địa bàn với rất nhiều lực lượng tham gia.

"Các phương án đều đã được sẵn sàng, các xã trên địa bàn được lệnh trực 24/24, chỉ cần có lệnh của thành phố sẽ triển khai ngay", ông Dũng nói và cho biết do có hai cơn áp thấp nhiệt đới cùng hướng vào Nam Bộ nên huyện đang theo dõi diễn biến rất chặt để chủ động đối phó.

Tại Bình Thuận, Chủ tịch UBND huyện Phú Quý Tạ Minh Nhật cho hay, hiện 1.200 tàu đánh bắt hải sản của huyện đã vào bờ. Địa phương chỉ đạo các lực lượng sẵn sàng đối phó với thời tiết xấu, đặc biệt là áp thấp nhiệt đới ngoài biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão, dự báo sẽ ảnh hưởng đến huyện đảo. 

Còn tại huyện Côn Đảo, Bà Rịa- Vũng Tàu, đã có 100 tàu cá xa bờ của các địa phương lân cận, với hơn 1.000 ngư dân vào neo đậu. "Sáng nay, chúng tôi trực tiếp xuống các khu vực tàu thuyền neo đậu yêu cầu ngư dân chằng chéo an toàn tuyệt đối nhằm tránh thiệt hại tối đa về người và của", ông Nguyễn Văn Dũng, Phó chủ tịch UBND huyện Côn Đảo - nói.

Còn ở Quảng Ngãi, ông Lê Tấn Hải - Giám đốc Cảng Sa Kỳ cho biết, tuyến vận tải Sa Kỳ - Lý Sơn đã dừng hoạt động ba ngày nay. "Gió cấp 6 trở lên nên chúng tôi chỉ đạo dừng hoạt động", ông Hải nói và cho biết giao thông tuyến biển này sẽ tiếp tục ngừng hoạt động trong những ngày sắp tới.

Các tỉnh Nam Bộ tất bật đối phó áp thấp nhiệt đới kép ảnh 2Huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi diễn tập sơ tán dânhôm 31/10. Ảnh: Thảo Trang

Do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh, tỉnh Quảng Ngãi có mưa lớn trên diện rộng, tổng lượng mưa có nơi trên 200 mm.

Nam Bộ rất ít khi có bão, người dân được cho là thiếu kinh nghiệm trong việc đối phó. Vì vậy, khi có bão thiệt hại thường rất nặng nề. Đúng thời điểm này 20 năm trước, cơn bão Linda - bão số 5/1997 lúc đầu cũng không mạnh nhưng chỉ trong 36 giờ gió từ cấp 6 tăng lên cấp 11. Hậu quả là làm chết và mất tích gần 3.000 người; hư hại rất nhiều tài sản ước tính hơn 7.200 tỷ đồng.

Tháng 4/2012, bão Parkhar dù cường độ gió không mạnh nhưng khi vào khu vực Nam Bộ (TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước) đã làm hai người chết, hàng trăm ngôi nhà hư hỏng, cây xanh bật gốc la liệt.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.