Cách khắc phục còi xương do thiếu vitamin D ở trẻ em

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trẻ em thành phố bị thiếu vitamin D nhiều hơn trẻ em nông thôn, dù các gia đình thành phố có kiến thức nhiều hơn, đủ khả năng mua cá, thịt, thậm chí các loại thuốc bổ sung cho trẻ uống.
(Ảnh minh hoạ: Vinmec)
(Ảnh minh hoạ: Vinmec)


Vai trò của vitamin D trong cơ thể

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc xương thông qua cơ chế phân phối canxi và phospho. Vitamin D làm tăng hấp thu canxi và phốt pho qua đường tiêu hóa. Tại xương, vitamin D cùng hormon cận giáp kích thích chuyển hoá canxi và phốt pho, làm tăng quá trình lắng đọng canxi của xương. Vitamin D cũng đóng vai trò trong quá trình phân chia tế bào, bài tiết và chuyển hoá các hormone, bao gồm hormone tuyến cận giáp và insulin.

Theo TS.BS Phạm Thị Thu Hương, Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và Tiết chế Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hiện đang là Bác sĩ Trưởng Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome, trẻ em cần vitamin D cho sự tăng trưởng và phát triển của xương (trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần tối thiểu 400 IU vitamin D mỗi ngày). Vitamin D giúp cơ thể trẻ hấp thụ canxi. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin D, sẽ tác động tiêu cực đến sự hấp thu và chuyển hóa canxi. Do đó, biểu hiện của thiếu vitamin D chính là dấu hiệu của thiếu canxi ở trẻ.

Trẻ bị thiếu vitamin D nghiêm trọng là nguyên nhân gây ra các bệnh còi xương (một chứng loãng xương ở trẻ em), chậm phát triển vận động, yếu cơ, đau nhức và là yếu tố nguy cơ gây gãy xương.

Giúp trẻ hấp thụ vitamin D

Bác sĩ CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, cho biết, vitamin D là một chất rất quan trọng đối với sức đề kháng của cơ thể, nhưng có tới 49,8 - 58,3% trẻ em tuổi tiểu học của TPHCM thiếu vitamin D.

Trong khi tỉ lệ này ở trẻ em tuổi tiểu học tại nông thôn là 46,6 - 46,7%, nghĩa là trẻ em ở TP thiếu vitamin D hơn trẻ em nông thôn.

Nguyên nhân là do trẻ em ở TP luôn được ở trong nhà. TP có nhiều nhà cao tầng nên có nhiều kính, trẻ phơi nắng qua kính không chuyển hóa được tiền vitamin D trong cơ thể thành vitamin D.

Vitamin D có thể được bổ sung qua chế độ ăn uống dinh dưỡng hằng ngày hoặc bổ sung trực tiếp bằng đường uống. Các thực phẩm có chứa nhiều vitamin D là sữa, bánh quy, dầu ăn, ngũ cốc, các loại bột dinh dưỡng hay dầu cá, lòng đỏ trứng...

Tùy theo từng tình trạng của trẻ cũng như phụ thuộc từng lứa tuổi để các bác sĩ có thể đưa ra liều vitamin D phù hợp:

  • Trẻ dưới 18 tháng tuổi: nếu trong khẩu phần ăn có ít chứa vitamin D, bổ sung liên tục 400 đơn vị/ngày vitamin D.
  • Nếu trẻ sinh non, đẻ sinh đôi, thiếu cân: bổ sung liều 400 - 800 đơn vị/ngày, dùng liên tục trong 15 tháng đầu tiên sau sinh. Sau đó duy trì liều 200 đơn vị/tháng nhắc lại mỗi 6 tháng.
  • Trẻ từ 18 - 60 tháng tuổi: sử dụng liều 400 đơn vị/ngày nhưng chỉ sử dụng vào mùa có ít ánh nắng.
  • Mẹ có thai hay đang cho con bú, nếu trong chế độ không có đủ vitamin D, cho bổ sung liều 400 - 600 đơn vị/ngày vitamin D hoặc dùng liều 1000 - 1200 đơn vị/ngày trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Lưu ý: nếu vitamin được bổ sung quá nhiều sẽ gây nên chứng thừa vitamin D biểu hiện: kém ăn, ỉa chảy, buồn nôn, sỏi thận... đặc biệt là biểu hiện gây bất thường ở giác mạc kết mạc, hay gặp tình trạng viêm giác mạc hình dải băng ở trẻ em.

Ngoài việc cung cấp nguồn vitamin D từ thực phẩm hay dạng viên uống, các mẹ có thể bổ sung vitamin D cho con bằng cách tắm nắng. Tắm nắng sẽ giúp cung cấp đến 95% vitamin D cho cơ thể. Bên cạnh đó, chống nắng là điều cần thiết để bảo vệ làn da của trẻ khỏi cháy nắng và nguy cơ ung thư da. Tuy nhiên, kem chống nắng có thể làm giảm hiệu quả hấp thụ vitamin D.

UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.