Cách muối củ kiệu giòn ngọt cho Tết Ất Mùi 2015

Món dưa kiệu chua chua, giòn giòn chắc chắn sẽ là món ăn kèm chống ngán rất tuyệt cho dịp Tết này!
Cách muối củ kiệu giòn ngọt cho Tết Ất Mùi 2015

Nguyên liệu:

- 1 kg kiệu

- 2 muỗng canh muối hột

- 1 muỗng cà phê phèn chua

- Giấm trắng

- 350g đường

- Một củ tỏi lột vỏ.

Bạn nên chọn loại kiệu Huế, tuy làm lâu nhưng lại giòn và ngon hơn kiệu lá hay kiệu trâu. Kiệu Huế có phần thân kiệu nở, thắt eo rõ rệt và đuôi kiệu mảnh. Kiệu trâu có thân hình dài dần, đuôi kiệu to không có nút thắt eo như kiệu Huế. Khi cắt chân kiệu, tuyệt đối không để phạm vào thịt kiệu vì như thế kiệu sẽ bị hư úng.
Cách làm:

Bước 1: Kiệu rửa sạch đất, trộn 1/2 chén muối (hoặc tro bếp), đổ nước xâm xấp, ngâm kiệu từ tối đến sáng (12 tiếng) sau đó đem rửa sạch nhiều lần.

Cách muối củ kiệu giòn ngọt cho Tết Ất Mùi 2015 - anh 1
Không nên ngâm kiệu trong muối hột và nước quá lâu. Muối sẽ làm kiệu bị mềm và nước sẽ làm kiệu bị úng.

Bước 2: Mang kiệu đã rửa sạch ngâm vào nước phèn chua rồi phơi nắng 1 gờ. Sau đó xả lại nhiều lần. Trải kiệu ra mặt khay hay rổ, phơi một nắng cho ráo.

Bước 3: Cắt rễ, ngọn, lột vỏ (1kg kiệu ban đầu sau khi ngâm và cắt còn khoảng 800g). Rửa qua nước cho sạch bụi, để ráo. Khi cắt kiệu không nên cắt quá sát và phạm vào đầu kiệu. Cắt kiệu không đúng cách sẽ làm kiệu bị mềm ngay lập tức khi cho kiệu ngâm vào giấm hoặc nước đường.

Bước 4: Chuẩn bị một chén giấm rồi cho vài củ kiệu vào rửa sau đó vớt ra. Làm lần lượt cho hết kiệu. Cho kiệu vào âu lớn, ướp một lớp đường, một lớp kiệu, lại một lớp đường, một lớp kiệu cho đến hết, đậy lại, thỉnh thoảng đảo đều, đợi kiệu ra nước, tự lên men. Khoảng 2 ngày sau kiệu bắt đầu có nước và đường tan hết.

Lúc này sắp kiệu vào lọ thủy tinh có bắp đậy cho đẹp. Chừng hơn 2 tuần là dưa kiệu chua vừa ăn. Cách này lâu ăn được nhưng bù lại để được lâu hơn cách ngâm giấm. Nếu muốn nhanh ăn được (nhưng không để lâu được bằng cách ướp đường): nấu 250g đường với 600 ml giấm, để thật nguội cho vào lọ kiệu. Chừng 7-10 ngày là ăn được (tùy độ chua của nước giấm đường).
Cách muối củ kiệu giòn ngọt cho Tết Ất Mùi 2015 - anh 2
Lưu ý: Dùng bao nylon sạch, bỏ vào một chút nước, cột bao lại, bỏ lên trên kiệu để tránh trường hợp kiệu bung lên không ngập trong nước. Khoảng 2 tuần sau, nước kiệu sẽ ra. Vì thế nhìn vào kiệu sẽ trong và đẹp.
Nếu các bạn muốn hũ kiệu thật đẹp thì nên thay 2 lần nước kiệu: Lần đầu: Nấu một chén dấm + một chén đường đầy +1/4 muỗng cà phê muối nấu tan, để thật nguội, ngâm kiệu khoảng một tuần. Sau đó đổ nước đi và thay thế bằng lần nước thứ 2 (một chén dấm +1 chén đường đầy +1/3 muỗng cà phê muối) rồi ngâm thêm một tuần nữa là có thể dùng được).

NOTE: Ngoài cách ngâm trên, bạn cũng có thể lựa chọn cách ngâm kiệu với mía để đổi vị:

Củ kiệu rửa sạch, lột vỏ vàng vàng ở ngoài để sao củ kiệu trắng sạch. Chú ý là chị em không cắt lẹm hết rễ kiệu đi đâu nhé để bó không bị dễ thối và nhìn vừa đẹp mắt.
Kiệu rửa sạch sẽ. Sau đó ngâm với nước muối pha loãng 1 đêm. Khi ngâm nước muối xong, bạn chắt đổ nước muối đó đi. Pha tiếp nước muỗi loãng để đổ vào hũ muối hành.
Xếp 1 lớp hành, 1 lớp mía (mía róc nhỏ nhỏ nhé), xong đổ nước muối loãng vào và nén chặt hũ muối hành. Cứ để vậy độ 10 ngày là dùng được. Vì đã có mía nên không phải thêm đường đâu.
Củ kiệu ngâm mía này làm xong rồi rất lâu chua. Dù để ăn và bảo quản cũng rất lâu. Kiệu muối mía có vị ngọt nhiều hơn chua và ăn thì giòn, ngon. Tuy nhiên, kiệu này không trắng bằng ngâm giấm.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?