Can chó cắn nhau, chủ nhà thiệt mạng

(Ngày Nay) - Thấy 2 con chó becgie nhà nuôi cắn nhau, người chủ nhà cầm nạng đánh vào con chó để can ngăn nhưng bất ngờ cả 2 con quay lại cắn vào cổ khiến chủ tử vong do sốc mất máu.
Chó becgie cắn người đàn ông tử vong - Ảnh minh họa
Chó becgie cắn người đàn ông tử vong - Ảnh minh họa

Thông tin từ VietNamNet cho biết, vừa qua, bệnh viện Việt Đức đã tiếp nhận bệnh nhân nam (49 tuổi, ở Thanh Xuân, Hà Nội) do bị chó nhà cắn.

Gia đình cho biết, trước đây bệnh nhân bị tai nạn giao thông nên cụt chân phải, di chuyển bằng nạng. Khi thấy 2 con chó béc giê của nhà cắn nhau, anh Nam cầm nạng đánh vào con chó để can ngăn, thấy vậy cả 2 con chó quay lại cắn chủ vào vùng cổ.

Vết cắn sâu và rộng tới 5cm nên máu chảy rất nhiều, bệnh nhân được gia đình đưa đến BV gần nhà sơ cứu trước khi chuyển đến BV Việt Đức sau tai nạn 2,5 giờ.

Trao đổi với báo Sức khỏe và Đời sống, BS. Dương Ngọc Thắng – Khoa Phẫu thuật Tim mạch và lồng ngực, Bệnh viện Việt Đức cho biết, bệnh nhân vào viện trong tình trạng sốc rất nặng do mất máu cấp, hôn mê sâu, huyết áp và mạch ngoại vi không đo được, băng vết thương sũng máu. Có 2 vết thương ở vùng cổ bên phải, mép nham nhở - nằm trên đường đi của bó mạch cảnh đang tiếp tục chảy máu.

Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sốc mất máu rất nặng và rối loạn đông máu do vết thương cổ phải. Ngay lập tức, bệnh nhân được đưa thẳng vào phòng mổ cấp cứu, kiểm tra động mạch cảnh phải thấy bị vết thương giập nát, nham nhở trên suốt đoạn dài 5 cm – tới tận sát góc hàm, vết thương động mạch đốt sống phải. Như vậy là bị tổn thương cả 2 động mạch chính nuôi não ở bên cổ phải.

Can chó cắn nhau, chủ nhà thiệt mạng ảnh 1

Bệnh nhân bị sốc mất máu do cho cắn vào động mạch cảnh ở vùng cổ - Ảnh: Báo Người lao động

Bác sĩ đã tiến hành cắt đoạn động mạch cảnh tổn thương, ghép bằng tĩnh mạch hiển tự thân, khâu cầm máu động mạch đốt sống.

“Tuy nhiên sau phẫu thuật do bệnh nhân sốc quá nặng trước mổ, mất tri giác và hôn mê sâu, rối loạn đông máu nặng với tiểu cầu còn 12.000 (bình thường là 150.000). Do không còn khả năng điều trị, nên gia đình đã xin đưa bệnh nhân về nhà”- BS. Thắng cho hay.

Theo Dân Trí, đây là ca tử vong thứ 2 do chó nhà cắn BV Việt Đức tiếp nhận trong hơn 1 tháng qua. Trước đó hơn một tháng, bé gái tròn 8 tháng tuổi nặng 10kg (Đội Cấn, Hà Nội) bị con chó ngao Tây Tạng nhà nuôi cắn và cũng đã tử vong do mất máu quá nhiều.

Nay với bệnh nhân này, vết cắn chí tử vào động mạch chính khiến bệnh nhân mất máu trầm trọng, sốc mất máu dẫn đến tử vong.

Vì thế, các gia đình nuôi chó phải rất cảnh giác với các tai nạn chó cắn – kể cả chó nhà, do mức độ tổn thương hết sức trầm trọng trong thời gian gần đây.

“Trường hợp bị cắn vào chỗ hiểm, chảy máu nhiều qua vết thương, bị tổn thương vào mạch máu lớn, khi đó cần dùng khăn bông bịt và ép chặt vào vết thương để cầm máu tạm thời, rồi chuyển đến các bệnh viện lớn gần nhất để cầm máu và phẫu thuật cấp cứu - hoặc chuyển tuyến cao hơn. Người thân không nên cố xử lý cầm máu tại nhà, sẽ dẫn đến sốc mất máu không hồi phục”, Zing trích lời bác sĩ Thắng.

Tổng hợp

TIN LIÊN QUAN
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN
Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca hồi giữa tháng 3/2024, cộng đồng quốc tế đã cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới môi trường giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.
Viện Tim TP Hồ Chí Minh
Trang web của Viện Tim TP Hồ Chí Minh bị tấn công lấy số khám bệnh
(Ngày Nay) - Thông tin từ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh chiều 27/3, cho biết, trang web lấy số khám bệnh Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh đã bị hacker tấn công gây nên tình trạng gia tăng đột biến số lượt đăng ký khám bệnh. Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã vào cuộc và chưa ghi nhận rò rỉ thông tin người bệnh ra bên ngoài.