Cần tính phương án lập trạm trung chuyển hàng hóa, tránh nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hà Nội cần sớm tìm, lập các địa điểm trung chuyển hàng hóa dã chiến để các xe chở hàng có thể nhanh chóng vào được địa bàn của mình, nhanh chóng xuống hàng hoặc đổi tài xế để đảm bảo lưu thông hàng hóa. 
Cần tính phương án lập trạm trung chuyển hàng hóa, tránh nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng

Từ ngày 24/7, nhiều cửa ngõ của Hà Nội kẹt cứng các dòng xe tải, container. Tất cả đều là những xe chở hàng hóa từ các tỉnh thành đi qua Hà Nội hoặc vào Hà Nội nhưng gặp khó khăn, không thể lưu thông một cách bình thường.

Tài xế nhúc nhích trên đường, đợi 5 giờ, 7 giờ, thậm chí 12 giờ để đi qua trạm kiểm dịch không còn là chuyện lạ. Những xe không chở hàng thiết yếu buộc phải quay đầu, dù họ có đi hàng ngàn km từ phía Nam ra.

Ngay cả những chiếc xe chở hàng thiết yếu, có dán tem luồng xanh, tài xế âm tính qua xét nghiệm PCR thì cũng không thể tìm được lối đi cho mình, khi trước mặt họ là cả trăm, cả ngàn chiếc xe khác đang xếp hàng chờ đợi.

Từ 24/7 đến nay, dù Hà Nội đã thiết lập luồng xanh hàng hóa nhưng tình trạng ùn tắc không giảm bớt.

Trước đó tại cửa ngõ Hải Phòng, tình trạng siêu ùn tắc cũng diễn ra, trên quốc lộ 5A đã có những ngày tuyến đường này ùn ứ cả chục km. Nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa đang hiện hữu.

Theo dõi thông tin về Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên... nhiều ngày qua, tôi nhận thấy, hiện nay các doanh nghiệp, tài xế đang kêu than rất nhiều. Họ như cá mắc cạn, không biết bơi đi đâu để thoát khỏi các tuyến đường bị bịt kín, khóa trái. Nếu Hà Nội cũng như các tỉnh không có thêm các giải pháp ứng phó, để có thể nhanh chóng thay đổi tình trạng ùn tắc rất nghiêm trọng này, hàng ngàn doanh nghiệp sẽ lâm nguy.

Giải pháp luồng xanh hàng hóa qua Hà Nội được thiết lập vừa qua, hiểu đơn giản nó chỉ là các tuyến đường tránh để các tài xế đến được các tỉnh, thành khác. Nhưng dù phương tiện có đi qua luồng xanh, thì Hà Nội vẫn phải kiểm tra kỹ giấy xét nghiệm PCR để chắc chắn rằng tài xế âm tính với Covid. Đây là việc làm quá mất thời gian, về lâu dài sẽ là rào cản quá lớn cho quá trình hồi phục kinh tế.

Vậy Hà Nội sẽ phải tính toán, cần các giải pháp mới, ý tưởng mới để xử lý vấn đề ùn tắc hàng hóa ra sao?

Theo tôi, Hà Nội hoặc các tỉnh khác cần sớm tìm, lập các địa điểm trung chuyển hàng hóa theo kiểu dã chiến để các xe có thể nhanh chóng vào được địa bàn của mình, nhanh chóng xuống hàng để nơi nhận cử nhân viên đến lấy về theo cách thức chia nhỏ.

Hoặc để nhanh chóng hơn, tài xế ngoại tỉnh đưa xe chở hàng đến, đỗ tại điểm trung chuyển và doanh nghiệp cử tài xế khác tới khử khuẩn buồn lái rồi lái xe về cơ sở của mình. Sau đó họ trả lại xe ở nơi tập kết của thành phố.

Cách thức này trước đây đã được Lạng Sơn áp dụng. Các tài xế Trung Quốc vào Việt Nam nhận hàng hóa từ nơi trung chuyển, họ đổi xe với tài xế Việt Nam, như vậy việc tiếp xúc được hạn chế, nguy cơ lây nhiễm giảm thiểu tới mức tối đa.

Hình thức tổ chức của bãi trung chuyển này có thể hiểu đơn giản như sau. Hà Nội tận dụng các địa điểm rộng rãi đang không sử dụng, giống như trường đua F1 tại Mỹ Đình, hoặc các khu đô thị bỏ hoang, ít người ở, hoặc các bến xe khách hiện nay tạm dừng hoạt động...

Tại đây, chúng ta có thể tổ chức cho các xe vào từng ô đã được vạch sẵn, tài xế đỗ xe vào nơi quy định sẽ được yêu cầu đến phòng cách ly nghỉ ngơi, sau khi hàng hóa được bốc dỡ xuống, họ quay lại xe và lái xe theo lộ trình cũ, trở về nơi xuất phát.

Những nhân viên bốc dỡ hàng hóa tại địa điểm trung chuyển cần được trang bị bảo hộ tốt, thực hiện 5k, không tiếp xúc với tài xế. Những người này cũng cần được bố trí ăn, ngủ tại nơi làm việc, chịu sự giám sát chặt chẽ của lực lượng chức năng.

Hiện nay Hà Nội cũng đang cấm người dân ra đường nếu không có việc cần thiết, chính vì vậu để quản lý các xe chở hàng cũng không quá khó khăn, họ phải cam kết chỉ chở hàng đến nơi tập kết rồi quay đầu về.

Thậm chí, nếu làm đúng quy trình, tài xế có thể không cần trình giấy xét nghiệm Covid vì trong quá trình vận chuyển, xuống hàng họ đã được cách ly khỏi những người địa phương.

Nếu mô hình này được thiết kế, tổ chức thành công ở tất cả các tỉnh thành thì khi dịch bệnh bùng phát ở bất kỳ đâu, chúng ta sẽ phải không lo lắng hàng hóa bị ùn tắc ở cửa ngõ thành phố.

Tại Hà Nội có thể việc tìm địa điểm trung chuyển sẽ phải tận dụng những nơi như trường đua F1, bến xe khách đang tạm dừng hoạt động, khu đô thị bỏ hoang... Nhưng tại các tình thành khác, việc bố trí bãi tập kết rộng rãi không quá khó, vì diện tích xây dựng không ken đặc như Hà Nội.

Một thành phố như Hà Nội, Hải Phòng hoặc bất kỳ địa phương nào cũng có thể lên phương án cho những bãi trung chuyển hàng dã chiến như thế này. Việc thiết lập chỉ trong 1,2 ngày sẽ xong. Như vậy, ở những tình huống đột xuất, bất ngờ các phương tiện không kịp làm các thủ tục như tem luồng xanh, thiếu giấy xét nghiệm có thể ký cam kết để vào bãi trung chuyển mà không phải quay đầu. Sau đó họ xuống hàng hoặc chỉ vào bãi để giải phóng sức ép giao thông cho các tuyến đường đang ùn tắc.

Có thể với những ngày đầu tổ chức bãi trung chuyển sẽ phát sinh những trục trặc, nhưng chỉ cần vận hành vài ba ngày, chắc chắn quy trình quản lý sẽ được hoàn thiện để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tài xế, phương tiện và doanh nghiệp nhận hàng.

Từ đợt dịch Covid lần thứ nhất đến nay, về cơ bản các tỉnh thành đang áp dụng chính sách khóa chặt các cửa ngõ. Đây là giải pháp có thể hiệu quả nhưng gây hại rất lớn cho nền kinh tế, ảnh hưởng nhiều đến các doanh nghiệp đang rất khó khăn.

Mỗi ngày chờ đợi trên đường là một ngày họ phải tiêu tốn thêm những khoán tiển lớn, như xăng dầu, tiền công cho tài xế, hao mòn phương tiện, hàng hóa hư hỏng. Trong 2 năm qua, đã có hàng vạn doanh nghiệp "ngừng thở". Nếu không tính được các giải pháp mới để đảm bảo lưu thông hàng hóa, chúng ta sẽ phải chứng kiến thêm nhiều doanh nghiệp nữa "chết hẳn" vì Covid.

BTC chương trình với nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm mang đến những kỷ niệm đẹp cho các bạn học sinh Ảnh: BTC.
Điểm nhấn thú vị trong ngày hội tư vấn tuyển sinh Diễn Châu 3 Open Day
(Ngày Nay) - Tiếp nối 14 mùa tổ chức thành công rực rỡ, Diễn Châu 3 Open Day 2025 đã chính thức khởi động trở lại với chủ đề “Dream Catcher”. Với tinh thần nhiệt huyết cùng những giá trị thiết thực, chương trình nhận được sự hưởng ứng và quan tâm đông đảo từ phía học sinh cũng như các bậc phụ huynh.
Google đối diện rắc rối pháp lý mới
Google đối diện rắc rối pháp lý mới
(Ngày Nay) -  Ngày 6/1, Google cho biết công ty con này của Alphabet đang phải đối mặt với khiếu nại thứ hai từ tổ chức đại diện quyền lợi cho người lao động Mỹ.
Thắp lên nhiệt huyết của giáo viên mầm non nhờ chính sách
Thắp lên nhiệt huyết của giáo viên mầm non nhờ chính sách
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh hiện nay, việc thu hút và giữ chân giáo viên mầm non là một thách thức lớn đối với nhiều địa phương. Tại tỉnh Tây Ninh, tình trạng thiếu giáo viên mầm non đang trở thành một vấn đề nan giải, mặc dù ngành Giáo dục đã nỗ lực tuyển dụng.